Tên tiếng Anh: Southern Sub-Institute of Forest Inventory and Planning
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam bộ trực thuộc Viện điều tra Quy hoạch rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Địa chỉ liên lạc: 197 Bành Văn Trân, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08. 39704 667 - 08. 38645 364 Fax: 08. 38642 528
Email: phanviendtqhrung2@hcm.fpt.vn; thinh002000@hcm.fpt.vn;
Địa bàn hoạt động chủ yếu
Địa bàn hoạt động chủ yếu của Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam bộ là các tỉnh Nam Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
1. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1.1. Ban lãnh đạo Phân viện: 2 người
Ban lãnh đạo Phân viện quản lý điều hành chung các hoạt động của Phân viện. Ban lãnh đạo Phân viện có Phân viện trưởng quản lý điều hành chung và 1 Phân viện Phó giúp việc cho Phân viện trưởng.
1.2 Các phòng nghiệp vụ
Các phòng nghiệp vụ làm nhiệm vụ giúp việc quản lý cho Ban giám đốc và hỗ trợ cho các đơn vị chuyên môn, là:
- Phòng Tổ chức – Hành Chính
- Phòng Tài vụ
- Phòng Khoa học - Kỹ thuật – Kế hoạch,
1.3. Các đơn vị chuyên môn
Phân viện có hai đơn vị chuyên môn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Phân viện, đó là:
- Trung tâm Sinh thái và Tài nguyên Lâm nghiệp;
- Trung tâm Bản đồ và Cơ sở dữ liệu;
2. NGUỒN NHÂN LỰC
Tổng số cán bộ viên chức: 53 người
- Cán bộ trình độ Tiến Sĩ : 01 người
- Cán bộ trình độ Thạc Sĩ : 07 người
- Cán bộ trình độ đại học : 30 người
- Trung cấp: 6 người
- Nhân viên khác: 8 người
3. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Các chức năng, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động chính của Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam bộ gồm:
3.1. Thực hiện nhiệm vụ điều tra, quy hoạch rừng được xác định theo Luật bảo vệ và phát triển rừng
- Theo dõi đánh giá diễn biến tài nguyên rừng (diện tích, trữ lượng, tái sinh, tăng trưởng, động vật rừng) đánh giá các yếu tố tự nhiên và kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến diễn biến tài nguyên rừng.
- Lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở các cấp quản lý hành chính (từ cấp vùng tới cấp tỉnh, huyện, xã) và các đơn vị quản lý rừng.
3.2. Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ quản lý rừng bền vững
- Điều tra đánh giá tài nguyên rừng và đất rừng, xây dựng các loại bản đồ dùng trong các hoạt động lâm nghiệp.
- Thiết kế kinh doanh sử dụng rừng, phát triển rừng,
- Xây dựng các dự án bảo vệ và phát triển rừng, phát triển du lịch sinh thái.
- Xây dựng các dự án đầu tư phát triển nông thôn
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện liên quan đến các lĩnh vực điều tra và quy hoạch rừng.
- Đánh giá tác động môi trường liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.
- Tư vấn, giám sát các dự án liên quan đến bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng.
3.3. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học
- Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng,
- Nghiên cứu khoa học bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước;
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học về lĩnh vực áp dụng bản đồ và công nghệ viễn thám trong quản lý tài nguyên rừng và tài nguyên thiên nhiên.
- Định giá rừng và hỗ trợ thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến bảo vệ phát triển rừng và đất ngập nước.
3.4. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế
- Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực liên quan đến các lĩnh vực bảo vệ rừng, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Hợp tác nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên;
- Hợp tác nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp quản lý đối với con người và hệ sinh thái./. |