Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Sở Công nghiệp Nghệ An
Tin đăng ngày: - Xem: 7271

Sở Công nghiệp Nghệ An

ĐC: 94 Mai Hắc Đế, Thành phố Vinh
Xem bản đồ:
Tel: 383844971
Email: scnna@hn.vnn.vn
Website: http://www.scnnghean.gov.vn
Đại diện: Phạm Anh Tuấn
Nghệ An là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. Công nghiệp Nghệ An hình thành và phát triển rất sớm. Trước cách mạng tháng 8 (thời kỳ 1928 - 1945), Thành phố Vinh là một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước (năm 1930 - 1931, Vinh - Bến Thuỷ có trên 12.000 công nhân).

Trải qua các thời kỳ chống Pháp đến chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ công nghiệp Nghệ An bị đánh phá năng nề. Sau khi thống nhất nước nhà được Đảng, Nhà nước và các Bộ, Ngành quan tâm đầu tư và tạo điều kiện cho Công nghiệp Nghệ An có bước phát triển mới. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Nghệ An nhận thức sâu sắc muốn thoát khỏi tỉnh nghèo, giải quyết việc làm không có con đường nào khác phải đầu tư phát triển công nghiệp. Từ đó đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết và chương trình phát triển công nghiệp, TTCN, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn xây dựng làng nghề. Công nghiệp Nghệ An đã có bước phát triển mới.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm 1996 - 2000 đạt 14,2%. Đến năm 2000 giá trị công nghiệp đạt 1.395 tỷ đồng, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP của tỉnh đạt 18,9%. Ba năm 2001 - 2003 công nghiệp Nghệ An có sự tăng trưởng vượt bậc đạt tốc độ bình quân trên 30% năm. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP của tỉnh tăng từ 18,9% năm 2000 lên đạt 26% năm 2003.

ến thời điểm này trên địa bàn Nghệ An có 29.454 cơ sở sản xuất công nghiệp. Trong đó: Khu vực kinh tế quốc doanh có 46 doanh nghiệp; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có 7 cơ sở: Công ty cổ phần, Công ty TNHH gần 100 cơ sở; Khu vực kinh tế tập thể 45 cơ sở, còn lại là khu vực cá thể và tiểu chủ. Lao động sản xuất công nghiệp trên 78.620 người chiếm xấp xỉ 4% lao động xã hội của tỉnh, lao động công nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước là gần 15.000.

Thời kỳ 2001 - 2003 khởi công xây dựng 1 loạt nhà máy sản xuất công nghiệp: Nhà máy nước dứa cô đặc 5.000 tấn/năm; Nhà máy bột mỳ 20.000 tấn/năm; Nhà máy muối tinh 22.000 tấn/năm; 3 cơ sở chế biến bột cá công suất 10.000 tấn/năm; Hai nhà máy tinh bột sắn 50.000 tấn/năm nhà máy bột đá trắng siêu mịn 60.000 tấn/năm; Nhà máy giấy Kraft 10.000 tấn/năm; Nhà máy sữa công suất 15 triệu lít/năm,..

Bên cạnh đó Nghệ An đã lựa chọn một số vị trí để xây dựng các khu công nghiệp tập trung. Nhiều khu công nghiệp đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động: Khu công nghiệp Bắc Vinh, Khu công nghiệp Cửa Lò, Khu công nghiệp Hoàng Mai, Khu công nghiệp Phủ Quỳ, Khu công nghiệp Nam Cấm.

Khu công nghiệp Bắc Vinh diện tích diện tích 120 ha, giai đoạn I có diện tích 30 ha, đã thu hút 8 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp với tổng mức đầu tư 214,5 tỷ đồng. Khu công nghiệp Cửa Lò, Khu công nghiệp Nam Cấm các nhà đầu tư trong và ngoài nướcđang triển khai xây dựng các nhà máy.

Nhìn chung công nghiệp Nghệ An phát triển đa dạng, phong phú về về chủng loại. Nhưng công nghiệp Nghệ An chưa có nhiều sản phẩm chủ lực chiếm lĩnh thị trường.Hiện nay, tỉnh Nghệ An đang ra sức phấn đấu để hằng năm một số sản phẩm có tỷ trọng lớn đạt kế hoạch sản lượng như:
- Công nghiệp chế biến: Đường 11 - 15 vạn tấn, chè xuất khẩu 8 - 10 ngàn tấn, nuôi trồng chế biến hải sản xuất khẩu 5 - 6 ngàn tấn/năm,..
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Xi măng 1,6 - 1,7 triệu tấn/năm, gạch nung 350 triệu viên.
- Công nghiệp thực phẩm đồ uống: Bia, nước giải khát 25 - 30 triệu lít.
- Công nghiệp khai thác khoáng sản: Thiếc 600 - 800 ngàn tấn, đá trắng 500.000 tấn
- Công nghiệp dệt, da, may mặc đã hình thành một số doanh nghiệp sợi, dệt kim, dệt thoi, may mặc, thuộc da, với năng lực kéo sợi 9.000 tấn/năm, 750 tấn sản phẩm dệt kim, 3 triệu sản phẩm may xuất khẩu,...

Để đạt được mục tiêu đề ra: Trước hết tập trung khai thác có hiệu quả các cơ sở sản xuất đã đầu tư trong các giai đoạn trước. Phát huy công suất các cơ sở đạt trên 80% năng lực. Xi măng dự kiến đạt 1,5 - 1,6 triệu tấn, đường kính đạt 140 - 150 ngàn tấn, dầu thực vật 10.000 tấn, nước khoáng 5 triệu lít, bao bì 40 triệu bao, bia nước giải khát 30 triệu lít, 9.000 tấn sợi, 750 tấn sản phẩm dệt kim, 3 triệu sản phẩm may xuất khẩu, 1.500 tấn da thuộc, 9 - 10 nghìn tấn ống thép,...

- Tiếp tục đầu tư chiều sâu và mở rộng một số cơ sở công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng như chế biến chè 8.000 tấn; Nâng cấp xí nghiệp chế biến thuỷ sản 38B lên 1.500 tấn; Mở rộng các cơ sở chế biến lâm sản xuất khẩu lên 5 triệu sản phẩm; Nâng cấp xí gnhiệp dược phẩm 1.000 triệu viên/năm; Xây dựng xí nghiệp may xuất khẩu Nam Đàn 1,5 triệu sản phẩm; Nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm cao su 3-4 triệu sản phẩm/năm; Mở rộng nhà máy Sông Lam lên 20 nghìn tấn/năm.

- Ưu tiên đầu tư một số cơ sở công nghiệp có khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu nhưng có kỹ thuật công nghệ tiên tiến như: Xí nghiệp đá trắng 200.000 tấn (liên doanh với Nhật); Xí nghiệp sản xuất bột đá siêu mịn xuất khẩu 100.000 tấn/năm (liên doanh với Tổng công ty Dầu khí); Phát triển vùng nguyên liệu dứa và xây dựng các xí nghiệp chế biến dứa cô đặc để đạt 5.000 - 10.000 tấn/năm; Xí nghiệp gỗ ván ép 15.000; Nhà máy chế biến sữa 15 triệu lít/năm trên cơ sở phát triển đàn bò sữa ở Nghệ An. Các nhà máy tinh bột sắn,...

- Vận động thu hút đầu tư, liên doanh liên kết triển khai xây dựng Nhà máy sản xuất sô đa 15 - 20 vạn tấn; xây dựng thuỷ điện Tương Dương (tuyến Bản Lả); Xây dựng nhà máy bột giấy 130.000 tấn/năm; Nhà máy xi măng Anh Sơn, Đô lương 3 triệu tấn/năm; Hình thành cụm công nghiệp dệt may ở Thành phố Vinh.

- Tiếp tục hình thành và phát triển các khu công nghiệp như KCN Hoàng Mai, cụm công nghiệp Phủ Quỳ. Phát triển các khu công nghiệp Bắc Vinh, Khu công nghiệp Nam cấm, Cửa Lò, Phát triển cụm công nghiệp Hoàng Mai, cụm công nghiệp Phủ Qùy. Phát triển các khu công nghiệp TTCN ở các huyện, thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò. Khôi phục phát triển các mô hình HTXTTCN, các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, phát triển làng nghề theo hướng chế biến, nông lâm thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu... Phấn đấu để đến năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.000 - 5.000 tỷ đồng, tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong GDP của tỉnh tối thiểu đạt 32 - 33%. t

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc