Hòa trong xu thế đổi mới từng bước tiến lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, ngành GD – ĐT nước ta không ngừng phát triển để đáp ứng những đòi hỏi trong thời kỳ mới. Thực hiện chủ trương của đảng về việc “Nâng cao năng lực, bồi dưỡng nhân tài, lấy khoa học kỹ thuật và công nghệ làm trung tâm”, yêu cầu cấp bách hàng đầu đặt ra với công tác giáo dục đào tạo là cần phải xây dựng, bồi dưỡng một đội ngũ chủ nhân tương lai của đất nước xứng tầm, để đưa đất nước tránh khỏi tình trạng tụt hậu về mọi mặt so với các nước trong khu vực và trên thế giới…
BÁO CÁO THAM LUẬN
TẠI HỘI THẢO “ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC”
Hòa trong xu thế đổi mới từng bước tiến lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, ngành GD – ĐT nước ta không ngừng phát triển để đáp ứng những đòi hỏi trong thời kỳ mới. Thực hiện chủ trương của đảng về việc “Nâng cao năng lực, bồi dưỡng nhân tài, lấy khoa học kỹ thuật và công nghệ làm trung tâm”, yêu cầu cấp bách hàng đầu đặt ra với công tác giáo dục đào tạo là cần phải xây dựng, bồi dưỡng một đội ngũ chủ nhân tương lai của đất nước xứng tầm, để đưa đất nước tránh khỏi tình trạng tụt hậu về mọi mặt so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc cập nhật, áp dụng những tiến bộ mới của công nghệ thông tin vào thực tiễn công tác quản lý và đào tạo đóng vai trò then chốt trong giai đoạn hiện nay; là bước “đi tắt đón đầu” hiệu quả nhất đối với việc phát triển và phổ cập “Công nghệ cao” trong toàn xã hội.
Việc ứng dụng công nghệ thông tinvào công tác giaó dục đào tạo đã trở nên quen thuộc trong hầu khắp các trường học và cơ sở giáo dục trên toàn quốc. Giáo viên có thể sử dụng máy tính trong công tác quản lý và giảng dạy, còn học sinh được tiếp cận máy tính ngay từ bậc học mầm non cho đến các bậc học tiếp theo. Mô hình “ trường học, lớp học điện tử” đang được nghiên cứu thí điểm và nhân rộng đại trà.
Trong nhiều năm qua, trường mầm non Yên Hòa dưới sự chỉ đạo của phòng giáo dục đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong phạm vi bài tham luận này, tôi xin phép được trình bầy việcứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể là “Khai thác tư liệu thiết kế giáo án điện tử”. Đây cũng chính là một trong những mặt mạnh của trường đã được phòng giáo dục đánh giá cao.
Xác định trọng tâm của năm học 2008 – 2009 là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, Ban giám hiệu nhà trường đã chủ động quán triệt và khích lệ toàn thể giáo viên tự giác nghiên cứu nâng cao trình độ tin học đáp ứng các yêu cầu cụ thể trong kế hoạch năm học của nhà trường. Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và giáo dục trẻ ở trường MNYH có những khó khăn và thuận lợi sau:
* Thuận lợi:
BGH nhà trường mạnh dạn tìm kiếm những nội dung và các phương tiện dạy học hiện đại đẻ tiếp cận và thực hiện chương trình đổi mới của nghành học đặc biệt trong việc ứng dụng CNTT trong quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Đội ngũ giáo viên nhà trường đa phần còn rất trẻ, năng động, ham học hỏi, sẵn sàng tiếp nhận cái mớí, yêu nghề, gắn bó với nhà trường.
- Trường MN Yên Hòa đã được PGD chọn làm trường điểm về ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục trẻ ngay từ năm học 2006 – 2007.
* Khó khăn:
Sự hiểu biết về CNTT của đa số GV trong trường còn chưa được chuyên sâu. Nhiều thuật ngữ, cùng các kỹ thuật máy tính phức tạp chưa nắm bắt được.
- CNTT ngày càng phát triển nhanh, việc nắm bắt được các kỹ thuật phù hợp với giáo dục MN là một quá trình lâu dài đòi hỏi đầu tư cả về thời gian, sự rèn luyện và cơ sở vật chất.
- Trang thiết bịnhà trường chưa đồng bộ nên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ứng dụng CNTT vào các hoạt động giảng dạy cũng như quản lý của nhà trường.
- Kinh phí dành cho công tác bảo trì trang thiết bị máy tính còn gặp nhiều khó khăn.
Từ thực tế của trường, chúng tôi đã có những biện pháp chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng giáo án điện tử, cụ thể như sau:
Trên cơ sở đánh giá tình hình ứng dụng CNTT trong thời gian vừa qua của trường, chúng tôi nhận thấy có hai vấn đề lớn cần tập trung chỉ đạo giải quyết đó là việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính, các phần mềmcần ứng dụng trong công tác quản lý và giảng dạy trong môi trường mầm non cho các đối tượng cụ thể của trường cũng như việc đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất sao cho phát huy được tính ưu việt của công nghệ này trong môi trường MN.
1. Công tác bồi dưỡng
Việc BD của chúng tôi được xây dựng trên cơ sở cụ thể về hình thức, kế hoạch và đánh giá kết quả cho 3 đối tượng là : CBQL, GV, NV.
Để việc bồi dưỡng CBGV của nhà trường thực sự hiệu quả và có tính khả thi cao trong áp dụng vào công việc, BGH nhà trường đã lên kế hoạch cụ thể, phân loại đối tượng: Trình độ, khả năng, vị trí công tác cụ thể của từng CBGV để lựa chọn sắp xếp nội dung bồi dưỡng phù hợp, đạt hiệu quả cao.
Hình thức bồi dưỡng linh hoạt, tùy nội dung hoàn cảnh có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi đối tượng, cụ thể:
+ Lớp bồi dưỡng cho đông đảo tập thể giáo viên.
+ Huấn luyện theo nhóm nhỏ.
+ Kèm cặp riêng cho cá nhân.
+ Lớp nâng cao, lớp cơ bản…
Tóm lại tùy theo khả năng của mỗi đối tượng để có những tác động phù hợp.
Cử CBGV tham dự đầy dủ các lớp tập huấn ứng dụng CNTT trong GDMN của phòng MN sở tổ chức.
Kết hợp với trường Estih đào tạo kỹ năng cơ bản và nâng cao cho CBGV một cách bài bản và có hệ thống.
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi về những kinh nghiệm khai thác và ứng dụng các phần mềm mới và hiệu quả.
2. Đầu tư cơ sở vật chất:
Kế hoạch mua sắm trang thiết bị được xây dựng trên cơ sở điều kiện hiện có của nhà trường: Rà soát hiện trạng số máy tính hiện có, tình trạng chất lượng máy, nguồn kinh phí có thể đầu tư mua sắm, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các hạng mục… để phù hợp với nhu cầu về sử dụng, phù hợp với đặc thù công việc và nguồn kinh phí của nhà trường mà lại có hiệu quả cao.
Thời gian qua nhà trường đã đầu tư mua sắm như sau:
- Mua 9 máy tính.- 9 may in moi.
- Kết nối internet toàn bộ máy tính khối văn phòng.
- Trang bị đĩa mềm, đĩa CD, USB để lưu dữ liệu.
- Mua phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý và giảng dạy.
Ngoài ra, nhà trường còn được phòng giáo dục đầu tư 7 bộ máy tính cài đặt phần mềm Kidmart, 1 máy chiếu, 1 máy ảnh kỹ thuật số, 1 máy quay kỹ thuật số.
3. Kết quả:
- Trong công tác giáo dục toàn bộ giáo viên nhà trường đều biết sử dụng máy tính và100% giáo viên đã thực hiện soạn bài trên máy tính.
- Khai thác tư liệu: Đa số giáo viên đã có thể truy cập Internet để khai thác các thông tin với nhiều nội dung, hình thức phong phú như : tranh ảnh ( ảnh nền, ảnh động), đoạn phim, âm thanh…Những tư liệu đã được lựa chọn sẽ làm cho các hoạt động trở nên phong phú, sống động, giúp giáo viên đổi mới về phương tiện dạy học, tăng sức sáng tạo cho giáo viên.
- Giáo viên có thể sử dụng các thiết bị hiện đại như máy chụp ảnh kỹ thuật số, máy quay kỹ thuật số để ghi lại những tư liệu sinh động phục vụ cho công tác giảng dậy.
- Đa phần giáo viên trong trường đã biết sử dụng một số phần mềm trong thiết kế giáo án điện tử và trình chiếu.
- Nhiều giáo viên đã sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng cấp độ cao như: photoshop, corren draw, flat, studio 10 … Đây là những phần mềm chuyên biệt về vẽ thiết kế, cắt chỉnh ảnh, phim, tạo chuyển động cho các nhân vật, lồng tiếng, âm nhạc… để xây dựng giáo án thực sự phong phú, đặc biệt thu hút sự quan tâm của trẻ. Điển hình là các cô giáo Nguyễn Thị Khánh Ly, Trương Ngọc Loan, Đỗ Hồng Nhung…
- Đến nay kho giáo án điện tử của nhà trường đã có 47 bộ giáo án điện tử . Cụ thể ở từng môn học như sau: Môn MTXQ: 5 bộ
Môn LQVT : 10 bộ .
Môn LQCV : 12bộ cho 12 nhóm chữ.
Môn LQVH: 20 bộ giáo án.
Ngoài ra còn lưu giữ được hàng chục đoạn video clip do giáo viên tự quay, tự chỉnh sửa làm tư liệu phục vụ công tác giảng dậy .
Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể các đồng chí!
Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục là nguồn tài liệu, phương tiện bổ trợ giúp giáo viên tổ chức hoạt động học tập bằng các trò chơi, các hình ảnh trực quan sinh động nhằm ôn luyện, củng cố, mở rộng kiến thức, kích thích sự ham hiểu biết, hứng thú của trẻ. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường đã tạo nên một sự chuyển biến mới, nó thực sự góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường và lợi ích cao nhất là trẻ được chăm sóc, giáo dục tốt hơn,tạo điều kiện cho việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
Trên đây là những kết quả và kinh nghiệm qua quá trìnhthực hiện ứng dụng CNTT trong nhà trường. Thay mặt trường mầm non Yên Hòa tôi xin trân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo phòng giáo dục đào tạo, tổ mầm non đã giúp đỡ chúng tôi trong quả trình thực hiện.