Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Thanh tra tỉnh Cao Bằng
Tin đăng ngày: - Xem: 8825

Thanh tra tỉnh Cao Bằng

ĐC: Số 34, Xuân Trường, phường Hợp Giang ,TX Cao Bằng
Xem bản đồ:
Tel: (026) 3853 450
Email: thanhtra@caobang.gov.vn
Website: http://caobang.gov.vn
Đại diện:

I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN

        1. Khái quát điều kiện tự nhiên

       Vị trí địa lý: Tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở toạ độ địa lý 22022'-23007' vĩ độ Bắc, 105016'-106050' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 286km. Phía Bắc và Ðông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây-Trung Quốc, có đường biên giới dài trên 311km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.690,72 km2, chiếm 2,03% diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng gồm: Tuyến đường quốc lộ 3, quốc lộ 4. Hệ thống sông ngòi chính gồm có sông Bằng Giang, sông Gâm, sông Bắc Vọng, sông Quây Sơn.


        Ðịa hình: Ðặc điểm địa hình tỉnh Cao Bằng chia cắt phức tạp bởi nhiều dãy núi cao, xen kẽ là những sông suối ngắn, thung lũng hẹp, độ dốc lớn với vùng núi chiếm 90% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm: Núi đá vôi chiếm 25% diện tích toàn tỉnh; núi đất chiếm 65% diện tích toàn tỉnh. Ðiểm cao nhất có độ cao 1.980m; điểm thấp nhất có độ cao dưới 200 m. Ðộ cao trung bình 600-1000 m so với mực nước biển.


        Khí hậu: Cao Bằng có khí hậu mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao (khí hậu châu Á nhiệt đới) thể hiện 4 mùa trong năm, nhưng rõ rệt nhất là mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều. Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 mm. Vùng mưa nhiều gồm các huyện Nguyên Bình, Bắc Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Quảng Hoà, Hạ Lang là 1.500-1.900 mm; vùng mưa trung bình: Hòa An, Nam Hà Quảng, Trùng Khánh là 1.300-1.500 mm. Các hiện tượng gió lốc, gió bấc, tuyết rơi, sương muối, mưa đá xảy ra thường xuyên. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 350C, thấp nhất 0oC. Hàng năm có 3 tháng mùa hè (từ tháng 6 đén tháng 8) nhiệt độ trung bình là 30-340C, tháng nóng nhất là tháng 7; mùa đông, nhiệt độ trung bình là 5-60C, tháng lạnh nhất là tháng 1. Tần suất sương muối thường xảy ra vào tháng 1 và tháng 2.

 

        2. Dân số - Dân tộc


        Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Cao Bằng có 490.335 người. Trong đó, lao động xã hội toàn tỉnh là 273.456 người, chiếm 55,5% dân số. Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Tày có 208.822 người, chiếm 42,54%; dân tộc Nùng có 161.134 người, chiếm 32,86%; dân tộc Dao có 47.218 người, chiếm 9,63%; dân tộc Mông có 41.437 người, chiếm 8,45%; dân tộc Kinh có 22.956 người, chiếm 4,68%; dân tộc Sán Chay có 6.051 người, chiếm 1,23%; dân tộc Lô Lô có 1.936 người, chiếm 0,39%; dân tộc Hoa có 163 người, chiếm 0,033%; dân tộc Ngái có 64 người, chiếm 0,013%; các dân tộc khác chiếm 0,18%.


        Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 12/12 huyện, thị, với tổng số 180/189 xã, phường, thị trấn; tỷ lệ người biết chữ chiếm 75,7%. Số học sinh phổ thông niên học 2001-2002 là 141.884 em; số giáo viên là 11 nghìn người. Số thày thuốc có 870 người, bình quân Y, Bác sĩ trên 1 vạn dân là 7 người; bình quân cán bộ y tế trên 1 vạn dân là 36 người.

 

        3. Tài nguyên thiên nhiên


        3.1. Tài nguyên đất

 

        Tỉnh Cao Bằng có 669.072 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 64.652 ha, chiếm 9,6%; diện tích đất lâm nghiệp là 263.447 ha, chiếm 39,37%; diện tích đất chuyên dùng là 6.571 ha, chiếm 1%; diện tích đất ở là 2.255 ha, chiếm 0,3%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 332.147 ha, chiếm 49,64%.

        Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 53.373 ha, chiếm 82,55%, riêng đất lúa có 8.624 ha đất gieo trồng 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.061 ha, chiếm 1,64%.

        Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 180.409 ha, diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 50 ha.

 

        3.2. Tài nguyên rừng

 

        Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 287.170 ha rừng, trong đó: Rừng tự nhiên là 269.772 hecta, rừng trồng là 17.448 hecta.

        Các khu bảo tồn thiên nhiên: Phia Yoc, Thác Bản Giốc.

 

        3.3. Tài nguyên khoáng sản

 

        Cao Bằng là một trong những tỉnh miền núi giầu khoáng sản, qua khảo sát có tới 142 mỏ và điểm quặng. Ðáng kể nhất là sắt trữ lượng khoảng 56,6 triệu tấn, bôxit trữ lượng khoảng 180 triệu tấn, măng gan trữ lượng khoảng 2,7 triệu tấn, thiếc trữ lượng khoảng 11,5 nghìn tấn. Ngoài ra còn có vàng, đồng, niken, kẽm, chì, urani, berili, barit, fluorit, photphorit, đá quý rupi, saphia...; đá vôi có trữ lượng hàng ngàn triệu tấn, có nhiều công dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng.

 

        3.4. Tài nguyên du lịch

 

        Tỉnh Cao Bằng có nhiều khu danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và có ba khu cửa khẩu chính thuận tiện cho phát triển thương mại và khai thác du lịch.

        Về di tích lịch sử: Có khu di tích Pác Pó ngày Bác Hồ về nước, khu di tích Khuổi Nậm với "Bàn đá chông chênh dịch sử Ðảng" có suối Lê Nin, núi Các Mác; khu di tích Lam Sơn nơi có xưởng quân khí đầu tiên của cách mạng; khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Ðạo - Nguyên Bình nơi thành lập Ðội Tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên của cách mạng Việt Nam.

        Về cảnh quan thiên nhiên: Cao Bằng có hồ Ba Bể với rừng nguyên sinh được xếp vào khu bảo tồn quốc gia, cảnh quan đẹp, môi sinh tốt là nơi du lịch nghỉ mát; khu hồ Thăng Hen với hồ chính là Thăng Hen, ngoài ra còn có 40 hồ nhỏ, với cảnh quan non nước kỳ thú; thác Bản Giốc nổi tiếng được tạo nên bởi con sông Quay Sơn chạy qua huyện Trùng Khánh dọc biên giới Việt - Trung, vừa là cảnh quan đẹp, vừa có nguồn thuỷ năng lớn. Bên cạnh thác lại có động Ngườm Ngao, có lẽ là đẹp vào loại nhất nhì trong các động Việt Nam, có chiều dài điều tra sơ bộ khoảng 3 km nhưng nhiều lối lạch chưa thám hiểm hết.

 

        4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002

 

       4.1. Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 1.671,57km đường giao thông, trong đó: đường do Trung ương quản lý dài 347km, chiếm 21%; đường do tỉnh quản lý dài 535,948km, chiếm 32%; đường do huyện quản lý dài 788,62km, chiếm 47%. Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm chiếm 24,6%, đường nhựa chỉ chiếm 9,3%, còn lại là đường đất. Hiện còn 5 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm.

 

        4.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Tổng số lượng bưu cục và dịch vụ toàn tỉnh là 35 đơn vị; số máy điện thoại là 8.948 máy, tỷ lệ đạt 1,79 máy/100 người dân; số xã có điện thoại là 135 xã/189 xã.

 

        4.3. Mạng lưới điện quốc gia: Hệ thống điện lưới quốc gia đã hoà mạng đến tất cả các huyện trong tỉnh. Hiện số xã có điện lưới quốc gia là 115 xã, đạt 60,84%, còn 76 xã chưa có điện lưới quốc gia.

 

        4.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Hệ thống cấp nước sinh hoạt được xây dựng ở thị xã và một số thị trấn, hàng năm có khả năng cung cấp 961.000m3 nước sinh hoạt cho nhân dân. Năm 2002, đã cấp nước sinh hoạt cho 170.790 người, chiếm 42% dân số nông thôn.

 

        5. Kinh tế - Xã hội năm 2002

 

        - Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10%.

        - Thu nhập bình quân đầu người: 2,7 triệu đồng/năm.

        - Tóm tắt cơ cấu ngành:

            + Nông lâm nghiệp:             46,31%.

            + Công nghiệp - XDCB:     16,03%.

            + Thương mại và dịch vụ:     37,66%.

        - Một số sản phẩm chủ yếu: Xi măng, vật liệu xây dựng, ngô, đậu tương, thuốc lá, cà phê, chè, hạt dẻ, mận, mơ, trâu, bò, lợn.

 

II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

 

        1. Kết quả phân định 3 khu vực

 

        Huyện Bảo Lạc:

        - Khu vực I (VC): Thị trấn Bảo Lạc.

        - Khu vực II (VC): Xã Bảo Toàn, Lý Bôn, Mông Ân, Hồng Trị, Hưng Ðạo, Vĩnh Quang , Nam Quang, Tân Việt.

        - Khu vực III (VC): Xã Phan Thanh, Khánh Xuân, Xuân Trường, Huy Giáp, Ðịnh Phùng, Sơn Lộ, Vĩnh Phong, Hồng An, Cô Ba, Thương Hà, Cốc Păng, Ðức Hạnh, Quảng Lâm, Yên Thổ, Thái Học.

 

       Huyện Hạ Lang:

        - Khu vực I (VC): Xã Thanh Nhật.

        - Khu vực II (VC): Xã Ðồng Loan, Vĩnh Quý, An Lạc.

        - Khu vực III (VC): Xã Minh Long, Lý Quốc, Thắng Lợi, Ðức Quang, Quang Long, Kim Loan, Việt Chu, Thái Ðức, Thị Hoa, Cô Ngân.

 

       Huyện Thông Nông:

        - Khu vực II (VC): Xã Lương Thông, Lương Can, Ða Thông.

        - Khu vực III (VC): Xã Vị Quang, Cần Yên, Ngọc Ðộng, Yên Sơn, Thanh Long, Bình Lăng.

 

        Huyện Nguyên Bình:

        - Khu vực I (VC): Thị trấn Nguyên Bình, thị trấn Tĩnh Túc.

        - Khu vực II (VC): Xã Minh Thanh, Minh Tâm, Bắc Hợp, Lang Môn, Thể Dục.

        - Khu vực III (VC): Xã Tam Kim, Triệu Nguyên, Ca Thành, Yên Lạc, Phan Thanh, Mai Long, Vũ Nông, Thành Công, Quang Thành, Hưng Ðạo, Hoa Thám, Thịnh Vượng, Thái Học.

 

        Huyện Hà Quảng:

        - Khu vực I (VC): Xã Xuân Hoà, Phú Ngọc.

        - Khu vực II (VC): Xã Ðào Ngạn, Sóc Hà, Nà Xác.

        - Khu vực III (VC): Xã Trường Hà, Quý Quân, Kéo Yên, Lũng Nặm, Vân An, Cải Viên, Thương Thôn, Nội Thôn, Hạ Thôn, Tổng Cọt, Hồng Sĩ, Sĩ Hải, Mã Ba.

 

        Huyện Trà Lĩnh:

        - Khu vực I (VC): Xã Hùng Quốc.

        - Khu vực II (VC): Xã Cao Chương, Quang Hán, Quốc Toản, Quang Trung.

        - Khu vực III (VC): Xã Xuân Nội, Tri Phương, Cô Mười, Lưu Ngọc, Quang Vinh.

 

        Huyện Trùng Khánh:

        - Khu vực I (VC): Xã Thông Huề, thị trấn Trùng Khánh.

        - Khu vực II (VC): Xã Bình Minh, Phong Châu, Chi Viễn, Cảnh Tiên, Trung Phúc, Khâm Thành, Ðức Hồng.

        - Khu vực III (VC): Xã Ðầm Thuỷ, Ðoài Côn, Phong Nặm, Ngọc Khê, Ngọc Chung, Làng Hiếu, Thân Giáp, Ðình Phong, Lăng Yên, Cao Thắng.

 

        Huyện Quảng Hoà:

        - Khu vực I (VC): Xã Tà Lùng, thị trấn Quảng Uyên.

        - Khu vực II (VC): Xã Quốc Phong, Ðộc Lập, Phúc Sen, Chí Thảo, Hồng Ðại, Hồng Ðịnh, Phi Hải, Quốc Dân, Tự Do, Ngọc Ðộng.

        - Khu vực III (VC): Xã Quảng Hưng, Bình Lăng, Cai Bộ, Hoàng Hải, Hạnh Phúc, Đài Khôn, Cách Linh, Mỹ Hưng, Triệu Ẩu, Hồng Quang, Ðại Sơn, Lương Thiện, Tiên Thành.

 

        Huyện Thạch An:

        - Khu vực I (VC): Xã Lê Lai, Thượng Pha.

        - Khu vực II (VC): Xã Lê Lợi, Thụy Hùng, Vân Trình, Kim Ðồng, Thái Cường.

        - Khu vực III (VC): Xã Ðức Xuân, Danh Sỹ, Ðức Long, Thị Ngân, Trọng Con, Ðức Thông, Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng.

 

       Huyện Hoà An:

        - Khu vực I (MN): Xã Ðề Thám, Hưng Ðạo, Vĩnh Quang, thị trấn Nước Hai.

        - Khu vực II (MN): Xã Bình Long, Hồng Việt, Bế Triều, Hoàng Tung; (VC): Xã Nam Tuấn, Ðức Long, Nguyễn Huệ, Ðại Tiến, Chu Trinh.

        - Khu vực III (VC): Xã Dân Chủ, Quang Trung, Hồng Nam, Lê Chung, Ngũ Lão, Trương Lương, Công Trường, Ðức Xuân, Bạch Ðằng, Bình Dương, Hà Trì, Trưng Vương.

 

        Thị xã Cao Bằng:

        - Khu vực I (MN): Phường Sông Hiến, phường Sông Bằng, phường Hợp Giang, phường Tân Giang.

        - Khu vực II (VC): Xã Ngọc Xuân, Hoà Chung, Duyệt Trung.

 

        2. Danh sách các xã thuộc chương trình 135

 

        - Huyện Bảo Lạc: Xã biên giới: Khánh Xuân, Xuân Trường, Cô Ba, Thượng Hà, Cốc Pàng; xã ÐBKK: Phan Thanh, Huy Giáp, Ðỉnh Phùng, Sơn Lộ, Hồng Trị, Hồng An, Hưng Ðạo, Bảo Toàn.

 

       - Huyện Hạ Lang: Xã biên giới: Ðồng Loan; Minh Long, Lý Quốc, Quang Long, Việt Chu, Thái Ðức, Thị Hoa, Cô Ngân; Xã ÐBKK: Thắng Lợi, Ðức Quang, Kim Loan, Vĩnh Quý.

 

        - Huyện Thông Nông: Xã biên giới: Vị Quang, Cần Yên; Xã ÐBKK: Ngọc Ðộng, Yên Sơn, Thanh Long, Bình Lãng, Lương Thông, Ða Thông, Lương Can.

 

        - Huyện Nguyên Bình: Xã ÐBKK: Tam Kim, Triệu Nguyên, Ca Thành, Yên Lạc, Phan Thanh, Mai Long, Vũ Nông, Thành Công, Quang Thành, Hưng Ðạo, Hoa Thám, Thịnh Vượng, Thái Học, Lang Môn, Bắc Hợp.

 

        - Huyện Hà Quảng: Xã biên giới: Nà Sác, Sóc Hà, Trường Hà; Xã ÐBKK: Quý Quân, Kéo Yên, Lũng Nặm, Vân An, Cải Viên, Thương Thôn, Nội Thôn, Hạ Thôn, Tổng Cọt, Hồng Sĩ, Sĩ Hải, Mã Ba.

 

        - Huyện Trà Lĩnh: Xã biên giới: Hùng Quốc, Quang Hán; Xã ÐBKK: Xuân Nội, Tri Phương, Cô Mười, Lưu Ngọc, Quang Vinh, Quốc Toản, Quang Trung.

 

        - Huyện Trùng Khánh: Xã biên giới: Chi Viễn; Xã ÐBKK: Ðàm Thuỷ, Ðoài Côn, Phong Nặm, Ngọc Khê, Ngọc Chung, Lăng Hiếu, Thân Giáp, Ðình Phong, Lăng Yên, Cao Thắng, Trung Phúc.

 

       - Huyện Quảng Uyên: Xã ÐBKK: Quảng Hưng, Bình Lăng, Cai Bộ, Hoàng Hải, Hạnh Phúc, Ðài Khôn, Hồng Quang, Phi Hải.

 

        - Huyện Thạch An: Xã ÐBKK: Ðức Xuân, Danh Sỹ, Ðức Long, Thị Ngân, Trọng Con, Ðức Thông, Canh Tân, Minh Khai, Quang Trọng, Thuỵ Hùng, Vân Trình.

 

       - Huyện Hoà An: Xã ÐBKK: Dân Chủ, Quang Trung, Hồng Nam, Lê Trung, Ngũ Lão, Trưng Lương, Công Trừng, Ðức Xuân, Bạch Ðằng, Bình Dương, Hà Trì, Trưng Vương, Ðại Tiến, Chu Trinh, Hồng Việt.

 

        - Huyện Bảo Lâm: Xã ÐBKK: Tân Việt, Nam Quang, Vĩnh Quang, Lý Bôn, Mông Ân, Vĩnh Phong, Ðức Hạnh, Quảng Lâm, Yên Thổ, Thái Học.

 

        - Huyện Phục Hoà: Xã biên giới: Tà Lùng; Xã ĐBKK: Cách Linh, Mỹ Hưng, Triệu Ẩu, Ðại Sơn, Lương Thiện, Tiên Thành, Hoà Thuận.

 

        3. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo

 

        a. Tình hình dân tộc và tôn giáo: Từ năm 1989, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng bắt đầu có hiện tượng tuyên truyền đạo "Vàng Chứ" trong đồng bào dân tộc Mông. Từ năm 1998 xuất hiện một số người tuyên truyền đạo "Thìn Hùng" trong đồng bào dân tộc Dao và Sán Chay. Hiện nay, vấn đề "Vàng Chứ" và "Thìn Hùng" đang diễn biến phức tạp. Ðạo Tin Lành cũng mở rộng truyền đạo ở vùng sâu, vùng xa, xây dựng nhà thờ trái phép.

 

        b. Tình hình di dân tự do: Di dân tự do ở Cao Bằng xảy ra từ lâu. Tính đến năm 2002, số dân di cư tự do đã ra khỏi tỉnh là 18.294 hộ, 96.690 khẩu, chủ yếu là di cư vào các tỉnh Tây Nguyên. Hiện tượng di dân tự do đến nay đã giảm nhưng vẫn chưa chấm dứt hẳn.

 

        c. Tình hình tranh chấp đất đai: Hiện tượng tranh chấp đất đai đã giảm hẳn, nhất là giữa cá nhân với tập thể hoặc Nhà nước. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có mâu thuẫn tranh chấp đất đai xảy ra giữa cá nhân với cá nhân.

 

        d. Tình hình đời sống: Tỷ lệ đói nghèo năm 2002, toàn tỉnh có 23% hộ đói nghèo, trong đó tỷ lệ đói nghèo các xã thuộc Chương trình 135 là 33,01%. Sự phân hoá giàu nghèo diễn ra trong tỉnh theo khu vực: Số hộ khá, giàu tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm thị xã, thị trấn.

 

III. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

 

        1. Tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010

 

        1.1. Quan điểm phát triển

 

        Tiếp tục duy trì phương hướng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo mọi điều kiện chuyển dịch nhanh nền kinh tế với cơ cấu nhiều thành phần. Chủ động vươn lên, phát huy đầy đủ và khai thác triệt để những nguồn nội lực như tiềm năng đất đai nông, lâm nghiệp, tài nguyên rừng, khoáng sản, cửa khẩu, lao động, truyền thống và tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế có hiệu quả nhằm nhanh chóng hoà nhập vào quá trình phát triển chung của vùng Ðông Bắc và cả nước, tránh tụt hậu xa về kinh tế.

        Ðẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới toàn diện mà trước hết là nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch.

        Phát triển kinh tế phải gắn với giải quyết tốt vấn đề xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

        Từ năm 2001 đến 2005 cần tập trung đầu tư để tạo bước chuyển biến tích cực. Tạo ra những tiền đề cho giai đoạn 2006 - 2010 phát triển nhanh hơn. Trước hết tập trung nâng cấp các trục giao thông chính và phát triển giao thông nông thôn, cấp nước, điện, thông tin liên lạc... Ðổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô lớn như đậu tương, thuốc lá, mía, cây ăn quả, chè... Ðẩy mạnh phát triển chăn nuôi, phát triển ngành nghề trong nông nghiệp để giải quyết việc làm cho nông thôn với giải quyết vướng mắc vấn đề lương thực theo hướng hiệu quả. Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong lâm nghiệp hoàn thành công tác giao đất, giao rừng, hình thành vùng gỗ lớn, vùng thông nhựa, vùng trúc sào, vùng hồi, vùng dẻ ăn hạt. Trong công nghiệp tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản sắt, thiếc... để xuất khẩu; phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng như xi măng, gạch ngói, đá xây dựng, đá trang trí, công nghiệp chế biến nông lâm sản và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống. Hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ lớn ở thị xã và cửa khẩu Tà Lùng. Phát triển du lịch gắn với mạng lưới du lịch cả nước.

 

       1.2. Các mục tiêu chủ yếu

 

        - Thời kỳ 2001-2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm trên 10%; 2006 - 2010 là 9-10%. Thu nhập GDP bình quân đầu người đến năm 2005 đạt 350 USD, năm 2010 đạt trên 500 USD.

Cơ cấu kinh tế năm năm 2005      năm 2010.
Nông, lâm nghiệp 47%  40%
Công nghiệp và xây dựng 18%  22%
Thương mại và dịch vụ    35%     38%

         - Tổng sản lượng lương thực đạt 185-190 ngàn tấn vào năm 2005.

        - Tỷ lệ tích luỹ đầu tư GDP giai đoạn 2001 - 2005 là 14% và giai đoạn 2006 - 2010 là 15%.

        - GDP đầu người năm 2005 là 2,6 triệu đồng và năm 2010 là 5,7 triệu đồng (tính theo giá thực tế).

        - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp trên 1 ha đạt hơn 15 triệu đồng vào năm 2005 và 20 triệu đồng trở lên vào năm 2010. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 45-47%, năm 2010 đạt khoảng 50%.

        - Trước năm 2005 cơ bản hoàn thành xây dựng đường ôtô đến trung tâm các xã trong toàn tỉnh. Năm 2005 phấn đấu đạt 90% số xã có điện và 80% số dân được sử dụng điện. Năm 2010 đạt 100% các xã trong tỉnh có điện.

        - Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh mỗi năm tăng 10% trở lên. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt từ 15-20 triệu USD vào năm 2005 và từ 30-40 triệu USD vào năm 2010.

        - Năm 2005 có 100% dân cư thành thị và 50% dân cư nông thôn, năm 2010 có 90% dân cư trong toàn tỉnh được dùng nước sạch.

        - Cơ bản xóa xong hộ đói vào năm 2003, giảm hộ nghèo xuống mỗi năm 2-3%.

        - Năm 2005 có 100% số xã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học- xóa mù chữ, chống tái mù chữ; 50% số xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2010 có 80% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở.

        - Năm 2005 phủ sóng truyền hình đạt 70% số xã. Có 80% dân số được xem truyền hình vào năm 2010; 100% số xã có điện thoại, bình quân 2 máy/100 dân. Năm 2010 có 100% số xã được phủ sóng và 100% số hộ được nghe đài.

        - Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 38,4% hiện nay xuống còn dưới 25% vào năm 2005 và dưới 20% vào năm 2010; giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,70/00-0,80/00.

        - Năm 2005 có 40% số làng xóm, khu phố đạt tiêu chuẩn "làng văn hóa" và 50% gia đình đạt "gia đình văn hóa". Ðến năm 2010 có 75% số gia đình đạt "gia đình văn hóa" và 65% số làng xóm đạt "làng văn hóa".

        - Bảo vệ tốt môi trường, giữ vững quốc phòng, an ninh vùng biên giới và trật tự xã hội để phát triển.

 

        2. Tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005

 

       2.1. Mục tiêu tổng quát

 

        Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển kinh tế nhiều thành phần đa dạng hóa nhiều sản phẩm, phát huy và khai thác triệt để nguồn nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế có hiệu quả. Thu hẹp nhanh khoảng cách chênh lệch và tụt hậu xa về kinh tế so với các tỉnh miền núi cũng như giữa các vùng trong tỉnh.

        Ðầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại dịch vụ và du lịch có trọng tâm, trong điểm, tạo được nhiều hàng hoá có giá trị cao, tăng thu nhập cho nhân dân.

        Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, tăng cường quốc phòng, an ninh, xây dựng nông thôn mới văn minh, tiến bộ.

 

        2.2. Các mục tiêu chủ yếu


        - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm trên 10%.

        - Thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 350 USD.

        - Tỷ trong cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp là 47%; công nghiệp - xây dựng cơ bản là 18%; thương mại và dịch vụ là 35%.

        - Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 185 - 190 ngàn tấn.

        - Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đạt 15 triệu đồng.

        - Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45 - 47%.

        - 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm.

        - 90% xã có điện và 80% số hộ được được dùng điện.

        - Thu ngân sách trên địa bàn mỗi năm tăng 10% trở lên. Mức phấn đấu cao là năm 2003 đạt 100 tỷ đồng.

        - Cơ bản xoá hộ đói, giảm hộ nghèo mỗi năm từ 2 - 3%.

        - 100% xã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học xoá mù chữ, 50% xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.

        - Phủ sóng truyền hình đạt 70% số xã, 50% số dân được xem truyền hình.

        - Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 38,4% xuống dưới 20%.

        - Ðến năm 2005 ngành nông, lâm nghiệp phải đạt quy mô diện tích, năng xuất, sản lượng đã được xác định trong các dự án: Dẻ, trúc, thuốc lá, mía... Ngành công nghiệp phải xây dựng được một số cơ sở sản xuất chế biến mới như luyện gang, ferô măng gan, thuỷ điện Nà Loà, bột giấy, thức ăn gia súc...

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc