Huyện Bảo Lâm được chia tách từ huyện Bảo Lạc theo Nghị định 52/2000/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Bảo Lâm là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thị xã Cao Bằng 172 km theo Quốc lộ 34 Cao Bằng - Bảo Lạc - Hà Giang.
Phía Đông giáp huyện Bảo Lạc; phía Tây giáp tỉnh Hà Giang); phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Bắc Kạn; phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
+ Tổng diện tích (ha): 91.347,19
+ Đất nông nghiệp (ha): 15.505,00
+ Đất Lâm nghiệp (ha): 68.483,00
+ Đất chưa khai thác (ha): 110,30
Địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 900m so với mặt biển. Trên địa bàn huyện có một số đỉnh núi cao như: đỉnh Tiou Hoan 1.444m, B’Nom Quanh 1.131m, B’Nom R’La 1.271m. Đây là nguồn của nhiều dòng suối lớn và sông La Ngà. Ở phía bắc huyện cũng có nhiều dòng suối lớn như: Đạ Pou, Đạ Siat, Đạ Kôi, Đạ Sou với rất nhiều nhánh suối nhỏ tập trung đổ vào sông Đa Dâng.
Lượng mưa hàng năm rất lớn, bình quân 2.000-2.500mm. Vì vậy huyện Bảo Lâm có tiềm năng dồi dào về thuỷ lợi và thuỷ điện.
Đơn vị hành chính:
Huyện Bảo Lâm có 14 xã, thị trấn là Thị trấn Pác Miầu và các xã: Yên Thổ, Thái Học, Vĩnh Phong, Mông Ân, Vĩnh Quang, Tân Việt, Quảng Lâm, Nam Quang, Lý Bôn, Đức Hạnh, Nam Cao, Thái Sơn, Thạch Lâm.
Trong đó ngoài thị trấn Pác Miầu thì toàn bộ 13 xã còn lại của huyện đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II.
Dân số - Dân tộc:
Theo số liệu thống kê, dân số toàn huyện năm 2008 là 52.250 người, với 9.375 hộ. Toàn huyện có 9 dân tộc anh em cùng chung sống, bao gồm: Dân tộc Tày 11.165 người, Nùng 5.905 người, Mông 26.286 người, Dao 4.434 người, Sán Chỉ 4.517 người, còn lại là các dân tộc khác.
Mật độ dân số 58,77 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,5%
Lao động:
Toàn huyện có 23.817 người trong độ tuổi lao động. Phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí chưa cao, đời sống còn khó khăn, nguồn lao động hầu như chưa qua đào tạo.
Kinh tế - Xã hội:
+. Tốc độ tăng trưởng bình quân: 11,5%
+. Thu nhập bình quân đầu người: 5,7 triệu đồng
+. Thu ngân sách trên địa bàn: 5.736 tỷ đồng.
+. Tỷ trọng NN-CN-TMDV: 95,16 % - 0,36 % - 4,48 %
(Số liệu thống kê cuối năm 2008)
Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện còn 4.803 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 51,23% so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện.
Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 30a, đến 31/12/2009 toàn huyện chỉ còn 4.471 hộ nghèo (trên tổng số 9.782 hộ dân toàn huyện), chiếm tỷ lệ 45,71%.
Trong năm 2009 thực hiện xóa 100% số nhà tạm trên địa bàn huyện với tổng số trên 1.414 nhà.
Đề án Phát triển kinh tế xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện được UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt ngày 15/9/2009, Quyết định số 2113/QĐ-UBND với tổng nhu cầu vốn trong cả giai đoạn 2009-2020 là 7.441,003 tỷ đồng.
Doanh nghiệp hỗ trợ:
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2009 Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước đã nhận hỗ trợ huyện Bảo Lâm thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững với cam kết hỗ trợ cho huyện số tiền 600 triệu đồng.