Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Hội nhà báo Việt Nam
Tin đăng ngày: - Xem: 3724

Hội nhà báo Việt Nam

ĐC: 59 Lý Thái Tổ - Hoàn kiếm - Hà Nội
Xem bản đồ:
Tel: 04 393 86270
Email: hnbvietnam@gmail.com
Website: http://vja.org.vn
Đại diện: Đinh Thế Huynh

Hội Nhà báo Việt Nam
 
(Ban hành theo Quyết định số 579/2005/QÐ-BNV
ngày 29 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

Chương I
Tên gọi, tính chất, mục đích,
phạm vi và nguyên tắc tổ chức hoạt động
 
Ðiều 1. Tên gọi
1.Bằng tiếng Việt: Hội Nhà báo Việt Nam
2.Bằng Pháp ngữ: Association des Journalistes du Vietnam (AJV)
3.Bằng Anh ngữ: Vietnam Journalists Association (VJA)
 
Ðiều 2. Tính chất
1.Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam.
2.Hội Nhà báo Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, chịu sự quản lý của Nhà nước, hoạt động theo quy định của pháp luật và Ðiều lệ Hội.
Ðiều 3. Mục đích
1.Hội Nhà báo Việt Nam tập hợp, đoàn kết, động viên các nhà báo phát huy tài năng sáng tạo, cùng các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, kinh tế, văn hóa và nhân dân cả nước phấn đấu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh.
2.Hội Nhà báo Việt Nam (gọi tắt là Hội) đại diện quyền làm chủ, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp của những người làm báo Việt Nam. Hội góp phần xây dựng báo chí Việt Nam thực sự là tiếng nói của Ðảng, Nhà nước, của các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội nghề nghiệp và là diễn đàn của nhân dân.
3.Hợp tác và tham gia các tổ chức báo chí dân chủ, tiến bộ của các nước, khu vực và quốc tế, tích cực góp phần vào việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Ðảng và Nhà nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Ðiều 4. Phạm vi hoạt động, trụ sở, tư cách pháp nhân
Hội Nhà báo Việt Nam hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
1.Trụ sở của Hội Nhà báo Việt Nam tại Hà Nội.
2.Hội Nhà báo Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu (dấu ướt, dấu nổi, dấu ướt thu nhỏ), có tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng.
 
Ðiều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, bình đẳng, dân chủ, quyết định theo đa số; hoạt động theo quy định của pháp luật và Ðiều lệ Hội.
Ðiều 6. Mối quan hệ
1.Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2.Hội phối hợp, tham gia ý kiến với các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương về lĩnh vực hoạt động báo chí.
3.Hội có quan hệ hợp tác với tổ chức báo chí của các nước, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thông lệ quốc tế.
 
Chương II
Nhiệm vụ, quyền hạn Hội Nhà báo Việt Nam
 
 
Ðiều 7. Nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam
1.Tham gia với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí, góp phần xây dựng và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thông tin, báo chí.
2.Tham gia ý kiến với các cơ quan quản lý báo chí trong việc thực hiện quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ báo chí; xét khen thưởng hoặc xử lý vi phạm của hội viên - nhà báo.
3.Phản ánh, tư vấn, kiến nghị với Ðảng, Nhà nước trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách đối với những người làm báo, các cơ quan báo chí và việc quản lý báo chí để báo chí không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả xã hội.
4.Phối hợp với các tổ chức hữu quan, các cơ quan báo chí để bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, đạo đức, nghiệp vụ cho các hội viên - nhà báo.
5.Ðộng viên, khen thưởng kịp thời hội viên - nhà báo và cơ quan báo chí phát huy tài năng sáng tạo trong hoạt động nghiệp vụ.
6.Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên - nhà báo trong hoạt động báo chí.
7.Tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động của Hội.
8.Tham gia, phối hợp các hoạt động báo chí với các nước khu vực và quốc tế phù hợp với đường lối đối ngoại của Ðảng, Nhà nước.
Ðiều 8. Quyền hạn Hội Nhà báo Việt Nam
1.Ðược thành lập các cơ quan trực thuộc Hội theo quy định pháp luật.
2.Tư vấn với Ðảng, Nhà nước về đường lối, chủ trương, cơ chế phát triển sự nghiệp báo chí.
3.Ðược quan hệ với các tổ chức báo chí các nước trong khu vực và quốc tế phù hợp với đường lối đối ngoại của Ðảng, Nhà nước.
4.Ðược tổ chức các hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật.
5.Giới thiệu các nhà báo có đóng góp quan trọng, nhà báo có tác phẩm báo chí xuất sắc, các cơ quan báo chí, các tổ chức trực thuộc Hội có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực thông tin báo chíđể Nhà nước xét thưởng.
6.Ðược tuyển chọn các tác phẩm báo chí xuất sắc để tham gia các cuộc thi báo chí khu vực và thế giới.
 
Chương III
Hội viên
Ðiều 9. Tiêu chuẩn hội viên
Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau có thể trở thành hội viên Hội Nhà báo Việt Nam:
1.Ðiều kiện:
Những người làm việc trong các cơ quan báo chí: ban biên tập báo, tạp chí, đài phát thanh - truyền hình, báo điện tử, Thông tấn xã Việt Nam; phóng viên, biên tập, thư ký toà soạn, đạo diễn và biên kịch phát thanh - truyền hình, phát thanh viên; cán bộ làm công tác tư liệu báo chí, công tác bạn đọc; những người làm công tác lý luận, công tác giảng dạy báo chí, cán bộ lãnh đạo quản lý ngành báo chí; cán bộ chuyên trách tại cơ quan Trung ương Hội và Văn phòng Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là hội nhà báo tỉnh) và liên chi hội nhà báo.
Các đối tượng thuộc các chức danh trên phải có thời gian công tác ở cơ quan báo chí từ ba năm trở lên.
2.Tiêu chuẩn:
a) Có quan điểm, lập trường chính trị đúng đắn, lý lịch rõ ràng;
b) Có năng lực hoạt động báo chí, có tác phẩm báo chí được sử dụng, hoặc nhiệt tình với công tác Hội;
c) Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học (riêng đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa phải tốt nghiệp từ phổ thông trung học trở lên);
d) Có ý thức phấn đấu hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo;
đ) Có phẩm chất đạo đức theo Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam;
e) Tán thành tôn chỉ, mục đích của Hội, tự nguyện xin vào Hội và chấp hành Ðiều lệ Hội.
 
Ðiều 10. Hội viên có nghĩa vụ
1.Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thông qua hoạt động nghiệp vụ của mình phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; vì sự nghiệp đổi mới báo chí, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động báo chí.
2.Chấp hành Ðiều lệ Hội, nghị quyết, Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam; hoàn thành các nhiệm vụ được giao; tích cực tham gia các hoạt động của Hội, đóng hội phí theo quy định của Hội.
3.Thường xuyên tự rèn luyện, học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chính trị, kiến thức, phẩm chất và năng lực nghiệp vụ; không lạm dụng danh nghĩa hội viên - nhà báo để làm những việc trái pháp luật và Ðiều lệ Hội.
4.Ðoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
 
Ðiều 11. Hội viên có quyền
1.Ðược thông tin, thảo luận, tham gia và biểu quyết công việc của Hội; được cấp thẻ hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Thẻ hội viên được cấp theo niên hạn 5 năm.
2.Ðược ứng cử, đề cử , bầu cử cơ quan lãnh đạo của Hội.
3.Ðược tạo điều kiện để nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, đạo đức, nghiệp vụ báo chí.
4.Ðược hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và được luật pháp bảo vệ.
5.Ðược hưởng các quyền lợi chính đáng do tham gia các hoạt động của Hội.
6.Ðược phê bình, chất vấn, báo cáo, đề đạt ý kiến và yêu cầu các cơ quan lãnh đạo Hội trả lời những vấn đề cần thiết theo đúng Ðiều lệ Hội.
7.Ðược giới thiệu những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Ðiều 9 của Ðiều lệ này để kết nạp hội viên.
8.Ðược xin ra khỏi Hội.
 
Ðiều 12. Thể thức gia nhập Hội
1.Những người hoạt động báo chí tại các cơ quan báo chí muốn trở thành hội viên phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Ðiều 9 của Ðiều lệ này và tự nguyện viết đơn xin vào Hội kèm sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan nơi làm việc.
2.Việc xét kết nạp hội viên tiến hành từng người một. Chi hội tiến hành bỏ phiếu kín kết nạp hội viên. Hội viên được kết nạp phải có số phiếu bầu quá nửa tổng số hội viên của chi hội.
3.Nghị quyết kết nạp hội viên của liên chi hội, chi hội trực thuộc Hội, hội nhà báo tỉnh phải báo cáo và đề nghị Thường vụ Hội quyết định.
 
Ðiều 13. Thể thức chuyển sinh hoạt và ra khỏi Hội
1.Hội viên chuyển sinh hoạt đến chi hội nhà báo khác phải có giấy giới thiệu của chi hội nơi chuyển đi. Danh sách hội viên chuyển sinh hoạt phải thông báo về Văn phòng Hội chậm nhất là 30 ngày sau khi hội viên đó chuyển sinh hoạt.
2.Hội viên nhà báo thuộc các cơ quan đại diện báo chí trung ương hoặc các thành phố lớn có nhu cầu chuyển sinh hoạt về hội nhà báo tỉnh nơi công tác phải làm đúng thủ tục như Khoản 1, Ðiều 13 của Ðiều lệ này.
3.Hội viên xin ra khỏi Hội phải làm đơn gửi chi hội, liên chi hội, chi hội trực thuộc Hội, hội nhà báo tỉnh báo cáo về Hội Nhà báo Việt Nam.
4.Hội viên không sinh hoạt chi hội, không đóng hội phí hoặc không tham gia các hoạt động của Hội trong thời gian từ 6 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng thì hội nghị chi hội quyết định xoá tên trong danh sách hội viên và báo cáo lên Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam chuẩn y.
5.Hội viên vi phạm pháp luật từ hình thức cải tạo không giam giữ trở lên; bị Bộ Văn hoá - Thông tin thu thẻ nhà báo; bị đình chỉ công tác; vi phạm Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam thì Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam quyết định các hình thức kỷ luật thích hợp, kể cả việc khai trừ và thu hồi thẻ hội viên sau khi có văn bản báo cáo của Trưởng Ban công tác Hội, Trưởng Ban kiểm tra của Hội.
6.Hội viên không thường xuyên tham gia hoạt động và sinh hoạt chi hội vì lý do sức khoẻ được hội nghị chi hội quyết định miễn sinh hoạt, miễn đóng hội phí song vẫn tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ nghiệp vụ của Hội.
7.Hội viên nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội thì có thể nghỉ sinh hoạt chi hội, nhưng vẫn được xét cấp thẻ hội viên.
8.Việc đổi thẻ hội viên khi hết hạn do các liên chi hội, chi hội trực thuộc Hội, hội tỉnh, thành làm thủ tục đề nghị Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đổi thẻ.
 
Chương IV
Tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam
 
Ðiều 14. Tổ chức Hội
Tổ chức của Hội Nhà báo Việt Nam:
1.Trung ương Hội;
2.Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3.Liên chi hội, chi hội trực thuộc Hội (chi hội là tổ chức cơ sở của Hội);
4.Các ban chuyên môn của Hội;
5.Các tổ chức khác thuộc Hội.
 
Ðiều 15. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội
1.Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là đại hội đại biểu toàn quốc của Hội Nhà báo Việt Nam.
2.Nhiệm kỳ đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam do Ban chấp hành Hội triệu tập 5 năm một lần. Khi cần thiết có thể triệu tập đại hội bất thường hoặc hội nghị giữa nhiệm kỳ thì phải có 2/3 số uỷ viên Ban chấp hành Hội yêu cầu hoặc có ít nhất 1/2 số hội viên kiến nghị và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
3.Ðại hội đại biểu toàn quốc của Hội có nhiệm vụ thảo luận, góp ý kiến, thông qua các báo cáo của Ban chấp hành Hội; bàn và quyết định phương hướng, nhiệm vụ của Hội và các vấn đề quan trọng khác; sửa đổi, bổ sung và thông qua Ðiều lệ Hội; bầu Ban chấp hành Hội.
Nhiệm vụ của đại hội bất thường hoặc hội nghị giữa nhiệm kỳ của Hội do Ban chấp hành Hội quy định.
 
Ðiều 16. Ðại biểu dự đại hội Hội Nhà báo Việt Nam
1.Căn cứ vào chỉ tiêu đại biểu được Ban chấp hành Hội phân bổ dự đại hội Hội, các hội nhà báo tỉnh, liên chi, chi hội trực thuộc tiến hành bầu đại biểu đi dự đại hội bằng phiếu kín; hội viên trúng cử phải có số phiếu quá nửa số hội viên được triệu tập. Mỗi hội viên chỉ được ứng cử, đề cử và bầu cử để trở thành đại biểu đi dự đại hội của Hội tại một chi hội.
2.Những cơ quan báo chí chưa thành lập chi hội nhà báo mà có hội viên Hội Nhà báo Việt Nam thì Ban chấp hành Hội xem xét chỉ định đại biểu đi dự đại hội.
3.Ban chấp hành Hội có quyền chỉ định đại biểu dự đại hội để hoàn thiện cơ cấu đại biểu; số đại biểu chỉ định không quá 5% tổng số đại biểu dự đại hội. Ðại biểu chỉ định là đại biểu chính thức của đại hội.
4. Các uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam trong nhiệm kỳ là đại biểu đương nhiên của đại hội.
5.Trong thời gian từ đại hội cơ sở đến đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam, đại biểu chính thức nếu vi phạm Ðiều lệ Hội, Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, vi phạm pháp luật thì Ban chấp hành Hội xem xét bãi miễn tư cách đại biểu. Nơi có đại biểu bãi miễm được chọn đại biểu dự khuyết thay thế.
 
Ðiều 17. Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam
Ban chấp hành Hội là cơ quan lãnh đạo và điều hành của Hội giữa hai kỳ đại hội, được đại hội bầu bằng phiếu kín, người trúng cử có số phiếu bầu phải đạt quá nửa số phiếu bầu hợp lệ. Trong nhiệm kỳ nếu uỷ viên Ban chấp hành trung ương Hội vi phạm Ðiều lệ Hội, Quy địnhđạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, pháp luật thì Ban chấp hành Hội xem xét đưa ra các hình thức kỷ luật thích hợp, kể cả việc bãi miễn tư cách uỷ viên ban chấp hành.
Trường hợp uỷ viên ban chấp hành có đơn đề nghị xin thôi nhiệm vụ của ban chấp hành thì Ban chấp hành Hội xem xét quyết định.
Ban chấp hành Hội có nhiệm vụ, quyền hạn:
1.Lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ đại hội;
2.Quyết định chủ trương về công tác đối nội, đối ngoại; chương trình công tác hàng năm; về tổ chức của Hội;
3.Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức của Hội thực hiện việc bồi dưỡng chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ báo chí cho hội viên - nhà báo;
4.Triệu tập, chuẩn bị nội dung đại hội đại biểu toàn quốc và đại hội bất thường hoặc hội nghị giữa nhiệm kỳ;
5.Xây dựng quy chế làm việc của Ban chấp hành Hội và ban hành quy chế làm việc của các tổ chức Hội;
6.Bầu Thường vụ và Ban kiểm tra Hội;
7.Ban chấp hành Hội họp mỗi năm ít nhất một lần;
8.Trường hợp cần thiết, sau khi xin ý kiến các cơ quan thẩm quyền, Ban chấp hành Hội bầu bổ sung uỷ viên Ban chấp hành, số lượng bổ sung không quá 20% số lượng uỷ viên do đại hội bầu.
 
Ðiều 18. Ban thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam
Ban thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam gồm: Chủ tịch, các phó chủ tịch, các uỷ viên thường vụ. Số thành viên Ban thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam do Ban chấp hành Hội quy định, được bầu bằng phiếu kín.
Ban thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam thay mặt Ban chấp hành Hội điều hành mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban chấp hành theo nghị quyết đại hội, nghị quyết của ban chấp hành, Ðiều lệ Hội và chỉ thị, nghị quyết của Ðảng, Nhà nước để:
1.Chỉ đạo hoạt động của Hội;
2.Quyết định về thành lập các ban chuyên môn, tổ chức trực thuộc của Hội và phê duyệt quy chế tổ chức, hoạt động của các tổ chức đó;
3.Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh lãnh đạo của các ban chuyên môn, tổ chức trực thuộc Hội;
4.Quyết định về sử dụng, quản lý tài chính, tài sản của Hội;
5.Quan hệ, phối hợp với các cơ quan trong nước có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội;
6.Ký kết các văn bản hợp tác về công tác hội, về báo chí giữa Hội Nhà báo Việt Nam với các tổ chức báo chí nước ngoài, khu vực, quốc tế theo quy định pháp luật và thông lệ quốc tế;
7.Triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban chấp hành;
8.Quyết định hoặc chuẩn y việc kết nạp hoặc khai trừ hội viên;
9.Quyết định khen thưởng, kỷ luật các tổ chức của Hội và hội viên;
10.Kỳ họp của Ban thường vụ 3 tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường;
Các uỷ viên thường vụ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Ban chấp hành Hội về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
 
Ðiều 19. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam
Chủ tịch Hội đại diện cho Hội trước pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội do Ban chấp hành Hội quyết định bằng phiếu kín và chỉ có giá trị khi có quá nửa số phiếu hợp lệ của uỷ viên Ban chấp hành Hội tán thành.
Chủ tịch Hội có nhiệm vụ, quyền hạn:
1.Chỉ đạo hoạt động của Hội theo nghị quyết đại hội, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Ban chấp hành, Ban thường vụ Hội;
2.Chủ trì các cuộc họp của Ban chấp hành, Ban thường vụ Hội;
3.Phân công nhiệm vụ, công tác cho các phó chủ tịch, uỷ viên Ban thường vụ Hội;
4.Khi Chủ tịch vắng mặt cử một phó chủ tịch điều hành công việc Hội.
 
Ðiều 20. Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam
Phó chủ tịch Hội chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội về thực hiện nhiệm vụ, công tác được giao.
Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch Hội do Ban chấp hành Hội quyết định bằng phiếu kín và chỉ có giá trị khi có quá nửa số phiếu hợp lệ của ủy viên Ban chấp hành Hội tán thành.
 
Ðiều 21. Ban kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam
Ban kiểm tra Hội gồm: Trưởng ban là thành viên Ban thường vụ Hội và một số thành viên là uỷ viên Ban chấp hành Hội.
Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ban kiểm tra Hội do Ban chấp hành Hội quyết định bằng phiếu kín và chỉ có giá trị khi có quá nửa số phiếu hợp lệ của ủy viên Ban chấp hành Hội tán thành.
Ban kiểm tra Hội có nhiệm vụ:
1.Kiểm tra hoạt động của các tổ chức Hội;
2.Kiểm tra việc chấp hành Ðiều lệ Hội, nghị quyết, quy chế làm việc của Ban chấp hành và các tổ chức Hội;
3.?Kiểm tra tư cách hội viên trong việc thực hiện Ðiều lệ, nghị quyết của hội, Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam;
4.Kiểm tra tài chính và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức Hội;
5.Kiểm tra việc khen thưởng, thi hành kỷ luật ở các tổ chức Hội; giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại của tổ chức, hội viên, của công dân gửi đến cơ quan Hội;
Kết thúc kiểm tra phải báo cáo kết luận bằng văn bản và kiến nghị về Ban thường vụ Hội xem xét, xử lý.
 
Ðiều 22. Các ban chuyên môn, tổ chức trực thuộc Hội
1. Xuất phát từ yêu cầu hoạt động, Hội có thể thành lập các ban chuyên môn, tổ chức trực thuộc. Việc thành lập các tổ chức thuộc Hội theo quy định của pháp luật và Ðiều lệ Hội Nhà báo Việt Nam.
2. Các ban chuyên môn, tổ chức trực thuộc Hội hoạt động theo quy định của pháp luật và quy chế được Ban Thường vụ Hội phê duyệt.
 
Chương V
Hội nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
 
 
Ðiều 23. Tổ chức, hoạt động
1.Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là hội nhà báo tỉnh ) thành lập theo quy định của pháp luật là thành viên Hội Nhà báo Việt Nam và được Ban thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam chấp thuận.
Hội nhà báo tỉnh tổ chức, hoạt động theo Ðiều lệ Hội Nhà báo Việt Nam và Quy chế tổ chức, hoạt động của hội nhà báo tỉnh.
2.Hội nhà báo tỉnh được thành lập liên chi hội, chi hội nhà báo. Tổ chức báo chí ở tỉnh có 100 hội viên trở lên được thành lập liên chi hội nhà báo. Việc thành lập, giải thể, đình chỉ hoạt động liên chi hội, chi hội nhà báo do Ban chấp hành hội nhà báo tỉnh quyết định và báo cáo về Ban thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam.
3.Ðại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể hội viên hội nhà báo tỉnh do Ban chấp hành hội nhà báo tỉnh triệu tập 5 năm một lần. Khi tổ chức đại hội bất thường hoặc hội nghị giữa nhiệm kỳ phải được chấp thuận của cơ quan thẩm quyền ở tỉnh và của Ban thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam.
 
4.Ðại hội có nhiệm vụ:
a) Thảo luận các văn bản do Ban chấp hành Hội soạn thảo để trình đại hội đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam;
b) Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, báo cáo của Ban chấp hành, quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; sửa đổi, bổ sung quy chế của hội nhà báo tỉnh (nếu có);
c) Bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới của hội nhà báo tỉnh và bầu đại biểu dự đại hội nhiệm kỳ Hội Nhà báo Việt Nam bằng phiếu kín. Người trúng cử phải có? quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành;
d) Thông qua nghị quyết đại hội.
5. Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc bổ sung ủy viên Ban chấp hành, chức danh chủ chốt hội phải được chấp thuận của cơ quan thẩm quyền ở tỉnh và Ban thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam. Việc bổ sung ủy viên Ban chấp hành bầu bằng phiếu kín. Người trúng cử phải có quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành. Số ủy viên Ban chấp hành được bổ sung không quá 10% số ủy viên Ban chấp hành do đại hội bầu.
6. Uỷ viên Ban chấp hành hội nhà báo tỉnh trong nhiệm kỳ là đại biểu đương nhiên của đại hội hoặc hội nghị giữa nhiệm kỳ của hội nhà báo tỉnh.
 
Ðiều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chấp hành hội nhà báo tỉnh
1. Lãnh đạo thực hiện Ðiều lệ, nghị quyết đại hội, nghị quyết Ban chấp hành và các nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam đề ra.
2. Lãnh đạo các liên chi hội, chi hội cơ sở và hội viên thực hiện các nghị quyết đại hội, nghị quyết Ban chấp hành hội nhà báo tỉnh.
3. Phản ánh, kiến nghị với cấp ủy, chính quyền ở tỉnh về chỉ đạo, quản lý báo chí và tình hình hoạt động báo chí của địa phương; tham gia ý kiến về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ báo chí (theo quy chế phối hợp).
4. Tổ chức bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên.
5. Kiểm tra việc thực hiện Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam của các liên chi hội, chi hội, hội viên do hội nhà báo tỉnh quản lý.
6. Xem xét nghị quyết của chi hội về việc xét kết nạp hội viên, khen thưởng, kỷ luật cán bộ hội, hội viên, khai trừ hội viên và báo cáo Ban thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam chuẩn y.
7. Triệu tập và chuẩn bị nội dung đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường hoặc hội nghị giữa nhiệm kỳ của Hội nhà báo tỉnh.
8. Bầu ban thường vụ, ban kiểm tra bằng phiếu kín. Các uỷ viên ban thường vụ, trưởng ban kiểm tra phải là thành viên của Ban chấp hành hội. Người trúng cử phải có quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành.
9. Ban chấp hành hội nhà báo tỉnh họp thường kỳ 6 tháng một lần.
 
Ðiều 25. Ban thường vụ hội nhà báo tỉnh
Ban thường vụ hội gồm: chủ tịch, các phó chủ tịch và các uỷ viên thường vụ; thay mặt Ban chấp hành điều hành công việc của hội giữa hai kỳ họp Ban chấp hành.
        Việc bầu, bãi miễn, miễn nhiệm thành viên ban thường vụ, các chức danh lãnh đạo hội nhà báo tỉnh được thực hiện tương tự như quy định tại Ðiều 18, 19 và 20, Chương IV Ðiều lệ này; không áp dụng Khoản 6, 8 của Ðiều 18.
 
 
Chương VI
Liên chi hội, Chi hội trực thuộc
Hội Nhà báo Việt nam
 
Ðiều 26. Liên chi hội, chi hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam
1. Cơ quan báo chí thuộc các ban, ngành, đoàn thể ở trung ương, cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, giảng dạy báo chí ở trung ương được Nhà nước chính thức công nhận, có từ 3 hội viên trở lên được thành lập chi hội nhà báo.
2. Các cơ quan báo chí thuộc các ban, ngành, đoàn thể ở trung ương có trên 50 hội viên và có nhiều chi hội được thành lập liên chi hội nhà báo trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam.
3.Việc thành lập, giải thể, đình chỉ hoạt động liên chi hội, chi hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam do Ban thường vụ Hội quyết định.
4.Liên chi hội, chi hội trực thuộc chịu sự chỉ đạo của Ban chấp hành Hội và sự lãnh đạo của tổ chức Ðảng, cơ quan chủ quản báo chí.
 
Ðiều 27. Nhiệm vụ liên chi hội, chi hội trực thuộc Hội
1.Quán triệt và triển khai thực hiện các nghị quyết của Hội Nhà báo Việt Nam.
2.Tạo điều kiện để hội viên được bồi

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc