Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai
Tin đăng ngày: - Xem: 4244

Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai

ĐC: Thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai
Xem bản đồ:
Tel: 059.3720079
Email: phamngocthach@gialai.edu.vn
Website: http://gialai.edu.vn
Đại diện: Phạm Ngọc Thạch

          Trường học tập trung chủ yếu ở các vùng thị xã, thị trấn hoặc lân cận. Đa số học sinh là người Kinh, khoảng 95% đồng bào dân tộc thiểu số mù chữ. Giáo viên chủ yếu được đào tạo trước giải phóng, hầu hết chưa bắt nhịp được với một chương trình và hệ thống giáo dục khá mới mẻ, đặc biệt ở các môn Khoa học xã hội. Lực lượng giáo viên miền Bắc tăng cường cho miền Nam còn quá ít ỏi. Hệ thống thư viện, sách giáo khoa, thiết bị dạy học hầu như không có gì.
          Trong vô vàn khó khăn ấy, một trong những chủ trương của tỉnh lúc này là nhanh chóng ổn định và từng bước đưa sự nghiệp giáo dục vượt qua những chướng ngại tất yếu ban đầu, với những nhiệm vụ trọng tâm là: thanh toán nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, thanh niên; cải tạo nền giáo dục cũ, xây dựng nền giáo dục XHCN; bảo đảm các điều kiện cho giáo dục phát triển; coi trọng đúng mức và đầu tư thích đáng cho các vùng dân tộc.

          Với chủ trương trên, khoảng 300 cán bộ, giáo viên từ chiến khu trở về, từ miền Bắc chi viện vào. Tiếp sau đó là khoảng 100 giáo viên khăn gói lên GL-KT, từ trường Cao đẳng Sư phạm Nghĩa Bình. Hàng trăm giáo viên của chế độ cũ đã được sử dụng lại sau những khóa tập huấn cấp tốc. Gần 30 trường học, với hơn 250 lớp phổ thông cấp I mở cửa cho hơn 1 vạn học học sinh tiểu học đến trường. Phong trào chống mù chữ, học bổ túc văn hóa được phát triển rộng khắp và trở thành một phong trào rầm rộ, được nhân dân đồng tình hưởng ứng vào những ngày đầu sau giải phóng. Chỉ trong vòng gần 3 năm sau ngày giải phóng, GL-KT đã thanh toán nạn mù chữ cho hơn 4 vạn người, trong đó có một tỉ lệ đáng kể đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, phổ cập lớp ba cho toàn dân và phổ cập lớp năm cho cán bộ cốt cán, thanh niên ưu tú.
          Năm 1975, GL-KT có duy nhất một trường Bổ túc văn hóa từ vùng căn cứ chuyển về, nhưng chỉ đến năm 1976, tất cả các huyện đều có trường Bổ túc văn hóa, trong đó có 3 trường trực thuộc Ty Giáo dục. Một mạng lưới trường lớp đã nhanh chóng được thành lập, giảm dần bán kính đi lại cho học sinh, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng học tập của nhân dân. Để đào tạo đội ngũ giáo viên cho tỉnh, cuối năm 1975, Trường Trung học Sư phạm của tỉnh được thành lập, với quy mô đào tạo gần 500 giáo viên/năm. Đầu năm 1976, Trường Sư phạm Mẫu giáo được thành lập, đào tạo khoảng 100 giáo viên/năm. Với cái “đà” ấy và với quyết tâm đẩy mạnh quy mô đào tạo giáo viên, kịp thời đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, năm 1978, Trường Cán bộ quản lý giáo dục ra đời; rồi ngay năm sau đó Trường Sư phạm cấp II được thành lập. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 4 năm sau ngày giải phóng, các ngành học cơ bản ở GL-KT là Mẫu giáo, Phổ thông, Sư phạm, Bổ túc văn hóa đã được thành lập với một quyết tâm rất cao của tỉnh.
          Năm 1991, năm ghi dấu một sự kiện đáng nhớ của tỉnh GL-KT: chia tách thành hai tỉnh, Gia Lai và Kon Tum. Sự nghiệp giáo dục của hai tỉnh anh em lại đứng trước những thời cơ, vận hội và những khó khăn mới.

          Gần 35 năm nhìn lại, ngành GD-ĐT Gia Lai đã đạt được những kết quả quan trọng về mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hình thức giáo dục. Từ những ngày đầu, số lượng trường học chỉ tính ở con số hàng chục, thì đến hôm nay, số trường học Mầm non và Phổ thông trong toàn tỉnh đã lên đến khoảng 700 trường, trong đó có 209 trường Mầm non và 480 trường Phổ thông. Hằng năm, từ các nguồn kinh phí đầu tư của các chương trình, dự án quốc gia, nhiều trường học đã được xây dựng mới hoặc được nâng cấp, sửa chữa, kiên cố hóa. Đặc biệt, trong những năm gần đây, với chương trình “Kiên cố hóa trường lớp học” của Chính phủ, hơn 1000 phòng học mới đã được xây dựng với quyết tâm xóa các lớp học “ca ba” và các lọai phòng học tạm thời bằng tranh tre nứa lá.
          Từ vài trăm giáo viên sau ngày giải phóng, đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 20.000 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 2 tiến sĩ và gần 80 thạc sĩ. Số lượng học sinh đến thời điểm này đã có khoảng 330.000 học sinh. Đây là quy mô thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi ra lớp, mặc dù song hành với quy mô đó là bao nỗi lo toan khi phải đối mặt với vấn đề giải quyết “chỗ ngồi” cho học sinh.
          Gần 35 năm năm nhìn lại, đã có biết bao gương mặt của các tập thể, cá nhân, các thế hệ thầy trò ngành giáo dục như những tấm gương tiêu biểu cho mỗi giai đoạn. Thành tích của ngành giáo dục còn là kết quả bao công sức đóng góp của biết bao những gương mặt hy sinh thầm lặng  ở những vùng đồng bào dân tộc, tận các buôn làng xa xôi hẻo lánh. Không thể kể hết những gương mặt học sinh của bao thế hệ đã từng làm rạng danh cho sự nghiệp giáo dục của một tỉnh miền núi với những thành tích đáng tự hào qua các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, tuyển sinh vào đại học, du học tại các trường đại học…Tất cả công sức của toàn ngành đã mang về cho giáo dục tỉnh nhà một phần thưởng xứng đáng: tấm Huy chương Lao động hạng nhất cho ngành GD-ĐT Gia Lai năm 1995 và cờ công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học- chống mù chữ năm 1998. Công bằng xã hội trong giáo dục của tỉnh về cơ bản đã được đảm bảo, thông qua việc giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến tích cực.
         Bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy, ngành GD-ĐT đã chú trọng phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên, đáp ứng mọi nhu cầu học tập cho nhân dân. Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm giáo dục thường xuyên một số huyện thị xã và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị-Giáo dục thường xuyên các huyện đã mở rộng các hình thức đào tạo và các chuyên ngành đào tạo. Chỉ tính 5 năm trở lại đây, khoảng 1.300 lớp đã được mở cho hơn 40.000 người theo học.

          Gần 35 năm năm nhìn lại, bên cạnh những thành tích đáng trân trọng nêu trên, vẫn còn đó bao nhiêu khó khăn, yếu kém mà ngành GD-ĐT phải đối mặt. Một hệ thống cơ sở vật chất trường lớp hầu hết được xây dựng từ trước năm 1975 đã xuống cấp, trong khi kinh phí sửa chữa, xây mới còn hạn hẹp. Nhiều trường Phổ thông cơ sở còn phải ghép chung các bậc học. Một số các trường học, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn. Số lượng học sinh phát triển mạnh, trong khi số lượng trường lớp không dễ ngày một ngày hai đáp ứng cho kịp thời. Chất lượng giáo dục, sự chênh lệch giữa các vùng miền, vấn đề phổ cập giáo dục, chuyện “dài kỳ” về dạy thêm học thêm, giải quyết việc làm cho sinh viên trong tỉnh ra trường, giáo dục vùng dân tộc…đó là những bài toán, đôi khi khá nan giải, mà ngành giáo dục còn phải tiếp tục tháo gỡ, nhưng không phải quá dễ dàng.

          Gần 35 năm, một chặng đường đủ dài để sự nghiệp GD-ĐT Gia Lai có dịp nhìn ngắm lại mình. Và trong những ngày tháng có nhiều ý nghĩa lịch sử này, những việc làm thiết thực để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà, luôn là phương châm hành động của các cấp quản lý giáo dục

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc