Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang
Tin đăng ngày: - Xem: 4145

Sở Tài chính tỉnh Bắc Giang

ĐC: Số 01 đường Nguyễn Cao, phường Ngô Quyền, Thành phố Bắc Giang
Xem bản đồ:
Tel: 0240.3854.238
Email: so_taichinh_vt@bacgiang.gov.vn
Website: http://stc.bacgiang.gov.vn
Đại diện: Nguyễn Thị Thu Hà
Bắc Giang là vùng đất cổ, có bề dầy lịch sử, gắn bó hữu cơ với cả nước trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử, tỉnh Bắc Giang ngày nay có nhiều tên gọi và quy mô địa giới hành chính khác nhau.
Dưới thời các vua Hùng, vùng đất dọc hai bờ sông Cầu được đặt tên là bộ Vũ Ninh; dưới ách đô hộ của nhà Hán (Trung Quốc) được chia thành 3 quận: Long Biên, Bắc Đới, Kê Từ; thời Tuỳ - Đường (Trung Quốc) đô hộ đổi thành quận Long Biên.
Khi đất nước ta bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ, để phục vụ cho việc phát triển kinh tế và quản lý đất nước, các triều đại phong kiến nước ta tiếp tục có sự điều chỉnh về địa giới hành chính và tên gọi. Thời nhà Lý, vua Lý Thái Tổ chia đất nước thành 24 lộ, trong đó có lộ Bắc Giang diện tích tương ứng với hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh ngày nay. Lộ Bắc Giang tồn tại gần 400 năm trong suốt hai triều đại Lý (1010-1225), Trần (1225-1400) và những năm đầu thời hậu Lê. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông đổi tên đơn vị hành chính lộ thành thừa tuyên. Lộ Bắc Giang đổi thành thừa tuyên Bắc Giang. Về sau, nhà Lê đổi tên đơn vị hành chính thừa tuyên thành trấn, thừa tuyên Bắc Giang đổi thành trấn Kinh Bắc. Địa giới trấn Kinh Bắc về cơ bản vẫn như lộ Bắc Giang dưới thời Lý, Trần. Năm 1822, nhà Nguyễn đổi trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh. Năm 1831, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh.
Dưới thời thống trị của thực dân Pháp, để phục vụ cho chính sách cai trị, ngày 5/11/1889, thực dân Pháp lập ra tỉnh Lục Nam bao gồm các huyện Lục Ngạn, Bảo Lộc, Phượng Nhỡn, Hữu Lũng, Yên Bác, tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Lục Nam ngày nay. Sau một thời gian hoạt động, thực dân Pháp thấy đơn vị hành chính tỉnh mới này không phù hợp, vì vậy ngày 8/9/1891, toàn quyền Đông Dương ra nghị định giải thể tỉnh Lục Nam.
Ngày 10/10/1895, toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập tỉnh Bắc Giang. Tỉnh Bắc Giang gồm 2 phủ Lạng Giang, Đa Phúc và 6 huyện là Yên Dũng, Việt Yên, Kim Anh, Yên Thế, Hiệp Hoà và Phượng Nhỡn, trụ sở đặt tại Phủ Lạng Thương. Ngày 8/1/1896, phủ Đa Phúc và huyện Kim Anh cắt về tỉnh Bắc Ninh. Sông Cầu trở thành địa giới hai tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang .
Sau khi thành lập, địa giới tỉnh Bắc Giang tiếp tục có những biến động: Giải thể huyện Phượng Nhỡn, thành lập huyện Sơn Động, sáp nhập huyện Lục Ngạn và Hữu Lũng vào tỉnh Bắc Giang. Đến trước cách mạng tháng Tám 1945, tỉnh Bắc Giang có 2 châu (Sơn Động, Hữu Lũng), 3 phủ (Lạng Giang, Yên Thế, Lục Ngạn và 3 huyện (Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng).
Sau cách mạng tháng Tám thành công, địa giới tỉnh Bắc Giang tiếp tục có sự biến động. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Sơn Động và một phần huyện Lục Ngạn sáp nhập với huyện Hải Chi (Hải Ninh) lập thành huyện Lục - Sơn - Hải trực thuộc liên tỉnh Quảng Hồng. Sau kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, huyện Sơn Động và một phần huyện Lục Ngạn trở lại tỉnh Bắc Giang; huyện Phú Bình (Thái Nguyên) cắt về Bắc Giang, sau một thời gian lại trở về Thái Nguyên; cắt huyện Hữu Lũng về tỉnh Lạng Sơn; chia huyện Yên Thế thành hai huyện Yên Thế và Tân Yên; chia hai huyện Sơn Động, Lục Ngạn thành ba huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam.
Ngày 27/10/1962, Quốc hội khoá II nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quyết định sáp nhập hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Bắc Giang .
Ngày 6/11/1996, Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới.
Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm ở phía đông bắc Bắc bộ, phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn; phía tây và tây bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía nam và tây nam giáp tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh Bắc Giang có diện tích 3822 km2, gồm 9 huyện (Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Hiệp Hoà, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng) và thành phố Bắc Giang, với 229 xã, phường, thị trấn.
Bắc Giang có chiều ngang rộng nhất theo hướng đông - tây từ điểm giáp giới tỉnh Quảng Ninh tại xã An Lạc (Sơn Động) đến điểm giáp giới với thành phố Hà Nội tại xã Đại Thành (Hiệp Hoà) khoảng 120km. Chiều dọc từ bắc xuống nam rộng nhất là 48km (từ xã Tân Sơn - Lục Ngạn đến xã Lục Sơn - Lục Nam), chỗ hẹp nhất là 20 km (từ xã Bảo Sơn đến xã Huyền Sơn - Lục Nam). Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bắc Giang như hình chữ số 8 nằm ngang hai đầu phình to, giữa thắt lại ở đoạn huyện Lục Nam.
Địa hình tỉnh Bắc Giang nhấp nhô dốc nghiêng dần xuống tây nam làm cho phía đông của tỉnh ví như một máng nước mà lòng máng là sông Lục Nam, thành máng là các cánh cung Bảo Đài, Yên Tử, Huyền Đinh, đồng thời có các thung lũng xen kẽ theo chiều thấp dần rồi mở rộng về phía tây nam. Do ở giữa vùng núi và đồng bằng nên địa lý tự nhiên của Bắc Giang phong phú và đa dạng. Căn cứ vào yếu tố địa hình, Bắc Giang được chia thành các vùng.
Vùng rừng núi: Đây là khu vực có địa hình hiểm trở nhất của Bắc Giang, bao gồm nhiều dãy núi có độ cao khác nhau, tập trung chủ yếu ở Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, trong đó khu vực có nhiều đỉnh núi cao và hiểm trở nhất thuộc lưu vực sông Lục Nam như dãy Bảo Đài, Cấm Sơn ngăn cách các huyện Lục Nam, Lục Ngạn với các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng (Lạng Sơn); dãy Huyền Đinh - Yên Tử ngăn cách các huyện Lục Nam, Sơn Động với các huyện Chí Linh (Hải Dương), Đông Triều, thị xã Uông Bí (Quảng Ninh). Các dãy núi thấp dần về phía sông Lục Nam, nhưng nhiều đỉnh vẫn còn cao tới 500m (Huyền Đinh). Nhiều sông nhánh bắt nguồn từ các dãy núi này chảy gần theo hướng thẳng góc với sông Lục Nam. Giữa các triền núi cao là thung lũng tạo thành những cánh đồng không lớn lắm như: Dương Hưu, Vị Loại, Thanh Luận, Chiên Sơn, Biển Động...
Vùng đồi trung du: đường phân gianh giới phía bắc là đường cong theo chân núi Huyền Đinh (Lục Nam) lên Biển Động (Lục Ngạn) rồi men theo dãy Bảo Đài đến Bến Lường (Lạng Giang). Đường phân giới phía nam uốn cong từ Cẩm Lý (Lục Nam) qua Vôi (Lạng Giang) đến Nhã Nam (Tân Yên). Đây là vùng đồi thấp có độ cao trung bình 30 - 50m, kéo dài từ phía bắc Tân Yên-Lạng Giang dọc theo thung lũng sông Lục Nam, độ cao tăng dần tới Biển Động. Tuy nhiên còn có các núi sót cao trên 100m như núi Khám Lạng (Lục Nam) 116m, núi Mỏ Thổ (Việt Yên) 160m, núi Con Voi (Việt Yên) 142m, núi Neo (Yên Dũng) 261m, núi Dành (Tân Yên) 116m, núi Thờ (thành phố Bắc Giang) 108m...
Vùng đồng bằng: Địa hình bằng phẳng nằm ven các sông, suối, nằm xen kẽ ở các huyện trong vùng với những cánh đồng nhỏ và trung bình. Độ dốc từ 0 - 80. Độ cao trung bình là 15 - 25m.
Các dòng sông Lục Nam, sông Thương, sông Cầu như những nan quạt xuyên giữa các cánh cung núi lớn, thu nước từ những dòng suối nhỏ dồn về Vạn Kiếp tạo nên hệ thống sông Thái Bình.
Bắc Giang có nhiều sông ngòi phân bố tương đối đều giữa các vùng, lớn nhất là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu.
Sông Lục Nam (còn có tên là Minh Đức) bắt nguồn từ miền núi Đình Lập (Lạng Sơn) có chiều dài 178km, chảy qua địa phận tỉnh 157km. Sông chảy theo hướng đông bắc- tây nam, qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng rồi đổ vào sông Thương ở phía trên Phả Lại. Sông Lục Nam là một trong những con sông đẹp nhất ở nước ta.
Sông Thương (còn có tên là Nhật Đức) bắt nguồn từ dãy núi Cai Kinh (Lạng Sơn) chảy vào địa phận tỉnh tại Thanh Muội (Lạng Giang) rồi qua Bố Hạ, thành phố Bắc Giang nhập với sông Lục Nam ở gần Phả Lại. Sông Thương dài 150km, chảy qua địa phận tỉnh 84km. Từ Bố Hạ trở xuống, lòng sông rộng và sâu, thuyền bè đi lại dễ dàng.
Sông Cầu (Nguyệt Đức hay Như Nguyệt) bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Cạn) qua Thái Nguyên rồi chảy theo hướng bắc - đông nam, tạo thành địa giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh rồi xuôi về Phả Lại với sông Thương, sông Lục Nam thành sông Thái Bình. Sông Cầu có chiều dài 290km, chảy qua vành đai tỉnh dài 104km. Sông Cầu có giá trị về giao thông, thuỷ lợi, là chiến luỹ ngăn chặn giặc phương Bắc xâm lược nước ta thế kỷ XI.
Ngoài ba con sông lớn trên đây, Bắc Giang còn có hàng trăm con suối, ngòi lớn chảy đan xen giữa các vùng. Hệ thống sông ngòi trong tỉnh có giá trị về giao thông, thuỷ lợi nhưng mặt khác cũng đã gây ra vỡ đê, úng lụt ảnh hưởng tới tính mạng và tài sản của nhân dân.
Tài nguyên, khoáng sản của Bắc Giang phong phú, đa dạng nhưng trữ lượng nhỏ, phân bố không tập trung nên không thuận lợi cho việc khai thác với quy mô công nghiệp. Với hơn 20 loại khoáng sản, khoảng 40 loại mỏ trung bình và nhỏ, gồm đồng, vàng, sắt, chì, kẽm ... Phong phú hơn cả vẫn là nhóm nguyên, nhiên liệu với hàng chục mỏ than đá, than bùn, các loại nguyên vật liệu cung cấp cho ngành công nghiệp hoá chất, gốm xứ, vật liệu xây dựng ...
Khí hậu Bắc Giang mang những đặc trưng của vùng khí hậu chuyển tiếp, vừa có tính nhiệt đới nóng ẩm, vừa có tính chất á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm từ 22,6 - 23,30C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 - 1700mm. Vì nằm sâu trong nội địa, nên những cơn bão phần lớn bị núi cao chặn lại, ít gây ảnh hưởng. Ngoài ra, do đặc điểm về địa hình, những đợt gió mùa đông bắc giá lạnh theo dọc các triền núi tràn xuống nên nhiệt độ xuống thấp vào các tháng 12 tháng 1, có nơi như Sơn Động có ngày nhiệt độ xuống 00c.
Bắc Giang có 82.226ha rừng, tập trung chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.
Bắc Giang là tỉnh có hệ thống giao thông phát triển cân đối trên cả 3 ngành: Đường sắt, đường bộ và đường sông. Hai tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, Kép - Lưu Xá và Kép - Quảng Ninh cắt nhau thành hình chữ thập tại ga Kép (Lạng Giang) nối liền Bắc Giang với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh. Mạng lưới đường bộ của tỉnh khá phát triển bao gồm 4 quốc lộ, 15 tỉnh lộ và 26 đường liên huyện với tổng chiều dài trên 1000km. Ngoài ra còn có hàng nghìn kilômét đường liên thôn, liên xã phục vụ cho phát triển kinh tế và đi lại của nhân dân.
Bắc Giang là một trong những nơi sinh tụ đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Những phát hiện khảo cổ học chứng minh: Con người đã có mặt trên đất Bắc Giang từ thời đại đồ đá cũ, cách ngày nay hàng vạn năm. Trải qua các thời đại đồ đá mới, đồ sắt, đồ đồng, trên vùng đất Bắc Giang liên tục có cư dân sinh sống, chính họ là những chủ nhân góp phần dựng nên nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - Nhà nước Văn Lang với 18 đời vua Hùng đã được lịch sử ghi nhận. Trải qua những biến động của thiên nhiên và xã hội, dân số tỉnh Bắc Giang cũng luôn có những biến động nhưng với xu thế tăng dần. Năm 1933, dân số tỉnh Bắc Giang có 253.533 người, năm 1963 có 613.559 người. Tính đến cuối năm 2001, dân số tỉnh Bắc Giang có 1.522.807 người gồm 26 dân tộc, trong đó người Kinh đông nhất (88%). Các dân tộc Nùng, Tày, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Dao có số dân trên 1000 người và 19 dân tộc khác có số dân dưới 1000 người. Mật độ 394người/km2. Bắc Giang đứng thứ 16 về dân số, thứ 22 về mật độ dân số trong 64 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Với vị trí là "phên dậu" (lời Nguyễn Trãi) bảo vệ kinh thành Thăng Long, là một trong "tứ trấn" trọng yếu của đất nước, chính vì vậy miền đất này là nơi ngăn chặn, là chiến trường của các cuộc chiến đấu của quân và dân Đại Việt chống lại những cuộc xâm lăng của các triều đại phong kiến phương Bắc. Các địa danh: Phòng tuyến sông Cầu của quân dân nhà Lý chống quân Tống; Nội Bàng, Xa Lý của quân dân nhà Trần chống quân Nguyên - Mông; Cần Trạm, Hố Cát, Xương Giang của quân dân nhà Lê chống quân Minh ... đã chôn vùi mộng xâm lăng của các đội quân xâm lược, mãi mãi đi vào lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc.
Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, bọn vua quan nhà Nguyễn ươn hèn dâng nước ta cho thực dân Pháp.
Nước mất nhưng nhân dân Bắc Giang không đầu hàng địch. Nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra chống lại thực dân Pháp xâm lược mà tiêu biểu nhất, tập trung nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài suốt 30 năm (1884- 1913).
Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế không lâu, ánh sáng chủ nghĩa Mác- Lênin do đồng chí Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) truyền về đã xuyên qua những lớp mây mù rọi tới Bắc Giang thu hút đông đảo thanh niên, tri thức, học sinh, nông dân vào tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
Phong trào cách mạng Bắc Giang có lúc âm ỉ, có lúc bùng lên cùng với cả nước làm cuộc cách mạng tháng Tám thành công, đập tan xiềng xích nô lệ thực dân, phong kiến.
Vừa giành được độc lập, dân tộc ta phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài suốt ba mươi năm. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Bắc Giang đã đóng góp sức người, sức của vào thắng lợi chung của dân tộc.
Người Bắc Giang không chỉ anh dũng, kiên cường, bất khuất trong đánh giặc giữ nước mà còn chăm trồng trọt, khéo tay nghề, thạo bán buôn, giỏi thư.
Bắc Giang có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng Thổ Hà (Việt Yên) làm gốm, làng Vân (Việt Yên) nấu rượu, làng Kế (thị xã Bắc Giang) làm bánh đa, làng Phúc Tằng (Việt Yên) đan lát ... Sản phẩm của các làng nghề đã có mặt trong cả nước và trong các cuộc hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
Bắc Giang cũng là nơi có nhiều sản vật nổi tiếng như cam Bố Hạ (Yên Thế), dứa Sàn (Lục Nam), cải Tiếu Mai (Hiệp Hoà), sâm núi Dành (Tân Yên) và gần đây là vải thiều (Lục Ngạn) ... Sử sách còn ghi cho đến cuối thế kỷ XIX Bắc Giang có hàng chục giống lúa gạo thơm ngon nổi tiếng cả nước.
Bắc Giang là quê hương của nhiều làn điệu dân ca của các dân tộc: Hát quan họ ở 6 làng thuộc huyện Việt Yên; hát ví, hát chèo, hát tuồng ở các làng vùng trung du; hát sli, hát soong hao... ở vùng đồng bào dân tộc ít người. Kho tàng tục ngữ, ca dao ở Bắc Giang rất phong phú phản ánh đất nước và con người địa phương, chống cường quyền, chống áp bức bóc lột, đả phá những thói hư tật xấu trong xã hội ...
Bắc Giang cũng là nơi có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hoà) được tôn vinh "đệ nhất Kinh Bắc" xây dựng từ thế kỷ XVI, đình Phù Lão (Lạng Giang), đình Thổ Hà (Việt Yên), chùa Đức La (Yên Dũng), lăng Dinh Hương, lăng họ Ngọ (Hiệp Hoà)...
Truyền thống khoa bảng của Bắc Giang cũng nổi danh trong cả nước. Dưới thời phong kiến, Bắc Giang có 66 người đỗ đại khoa, từ tiến sỹ đến trạng nguyên, xếp thứ 8 trong các tỉnh thành có người đỗ tiến sỹ trong cả nước. Làng Yên Ninh (Việt Yên) có 10 người đỗ tiến sỹ, trong đó gia đình Thân Nhân Trung có 4 người gồm cha, con, ông, cháu và làm quan cùng triều.
Bắc Giang cũng có nhiều danh sỹ nổi tiếng: Thời Trần có Đào Sư Tích, người Song Khê (Yên Dũng) đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần (1374) làm đến chức nhập nội hành khiển; thời Lê sơ có Thân Nhân Trung người làng Yên Ninh (Việt Yên) đỗ tiến sỹ, được vua Lê Thánh Tông đánh giá cao về tài, đức và được người đương thời tôn vinh là bậc "danh nho trùm đời", là Phó Nguyên soái Hội Tao Đàn (vua Lê Thánh Tông là Nguyên soái). Thân Nhân Trung là người đề cao tư tưởng "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"; thời Mạc có Giáp Hải là người Dĩnh Kế (nay thuộc thị xã Bắc Giang) đỗ trạng nguyên năm 1538, làm đến lại bộ thượng thư, tước Sách quận công. Thời Lê Trung Hưng có Trần Đăng Tuyển người làng Hoàng Mai (Việt Yên) đỗ tiến sỹ khoa thi năm Canh Thìn (1640) làm đến tể tướng. Ngoài những danh sỹ trên đây, Bắc Giang còn có nhiều người giữ chức Thượng thư và các chức vụ quan trọng khác trong triều đình. Tất cả các danh sỹ Bắc Giang tham gia chốn quan trường đều giữ được phẩm hạnh, khí tiết, đóng góp cho đất nước về nhiều mặt, không làm hổ danh quê hương.
Những truyền thống tốt đẹp trên đây đã phản ánh một phần đất nước, con người Bắc Giang, làm cho mỗi người sống trên mảnh đất này thấy tự hào, yêu mến quê hương, đem hết sức lực và tài năng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc