Theo ấn bản năm 2018 của Ngân hàng UBS và Báo cáo tỷ phú của công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PwC, đã có thêm 2158 người bước vào tầng lớp siêu giàu trong năm ngoái, trong khi con số của năm 2016 chỉ là 1979 người. Trong số đó có 11% là phụ nữ.
Tổng tài sản của các tỷ phú cũng tăng 19% trong năm 2017 chạm mức kỷ lục là 8900 tỷ USD. Sự tăng trưởng của cải tại Trung Quốc đã gây ấn tượng mạnh với mức tăng 39% được ghi nhận vào năm ngoái, trong khi cả lục địa Mỹ chỉ là 12% và châu Âu là 19%.
Trung bình tính ra, mỗi tỷ phú có hơn 4,1 tỷ USD. Trong số 332 doanh nghiệp mới được ghi nhận trong năm 2017, có tới 119 tỷ phú tự thân, và 89 trong số đó đến từ Trung Quốc. Các tỷ phú mới này là những người dẫn đầu cải tiến trong tất cả các lĩnh vực từ công nghệ chuỗi khối (blockchain) tới năng lượng xanh hay ngành di truyền...
Dưới đây là danh sách 19 nơi xuất sắc nhất với con số tỷ phú đáng kinh ngạc mà không ai có thể bỏ qua:
19: Thái Lan
Thái Lan đã có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng tỷ phú sống ở đây. Hiện đất nước thuộc khu vực Đông Nam Á rất gần với Việt Nam này có 30 tỷ phú USD, tăng 43% về số lượng so với năm trước.
Đường phố đông đúc tại Thái Lan.
18: Thụy Điển
Theo bảng xếp hạng của năm, Thụy Điển có 32 tỷ phú USD, tăng 3% so với năm trước đó.
17: Đài Loan
Nối tiếp đà tăng của năm trước đó, năm 2017 Đài Loan ghi nhận 35 tỷ phú USD, tăng 13% so với năm 2016.
Đài Loan vô cùng phát triển du lịch nhờ cảnh quan cổ kính xen lẫn hiện đại.
16: Nhật Bản
Giống với Đài Loan, hiện có 35 tỷ phú USD tại Nhật Bản - con số này tăng 6% so với năm trước đó.
15: Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ có 36 tỷ phú, cao hơn Nhật Bản và Đài Loan 1 người. Con số này tăng 24% so với năm 2016.
14: Thụy Sĩ
So với năm trước, số lượng tỷ phú tại Thụy Sĩ đã tăng lên rất ít chỉ với mức 3%, đạt được con số 36 người bằng số tỷ phú tại Thổ Nhĩ Kỳ.
13: Pháp
Bảng thống kê cho biết nước Pháp hiện có 40 tỷ phú, cũng chỉ tăng 3% so với năm trước đó nhưng quốc gia này vẫn nằm trong top đầu thế giới.
Paris tráng lệ nhìn từ trên cao.
12: Brazil
Quốc gia Nam Mỹ này đã phải chứng kiến đà sụt giảm số lượng tỷ phú so với năm trước đó. Hiện Brazil chỉ sở hữu 42 tỷ phú, con số này đã giảm đi 5% trong năm 2017.
11: Italy
Tiếp tục đà tăng nhẹ từ năm trước, số lượng tỷ phú sống ở Ý đã tăng thêm 2%, đạt mức 43 tỷ phú.
10: Úc
Bảng xếp hạng chỉ ra rằng hiện tại có 43 tỷ phú ở Úc, con số này tăng lên 26% về số lượng tỷ phú cư trú ở đây so với năm trước. Trong khi đạt số lượng tỷ phú ngang bằng nước Ý thì Úc sở hữu đà tăng trưởng lạc quan hơn hẳn.
9: Hàn Quốc
Đứng thứ 9 thế giới về số lượng tỷ phú, Hàn Quốc có tới 44 người, gia tăng 16% so với năm ngoái và nếu chỉ tính riêng vùng Đông Á, đây là quốc gia có số tỷ phú nhiều thứ 3.
Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trong khu vực Châu Á.
8: Canada
Canada đã có sự tăng trưởng vượt bậc với 28%, đạt hơn 46 tỷ phú hiện đang sinh sống tại quốc gia này.
7: Vương quốc Anh
Giống với Brazil, Anh cũng đã giảm xuống còn 54 tỷ phú, sụt 2% so với số lượng tính từ năm trước.
6: Hong Kong
Nơi này còn chứng kiến con số sụt giảm nhiều hơn cả Vương quốc Anh với mức giảm lên tới 3%, hiện chỉ còn 67 tỷ phú đang sinh sống.
5: Nga
So với năm 2016, số lượng tỷ phú đô la tại Nga đã tăng 5%, lên 101 người.
Hình ảnh thủ đô Moscow về đêm.
4: Ấn Độ
Số lượng tỷ phú tại Ấn Độ đã tăng 19% trong năm 2017, lên 119 người. Con số gia tăng nhanh chóng cho thấy Ấn Độ chuẩn bị bắt kịp với Đức, quốc gia sở hữu nhiều tỷ phú nhưng gia tăng khá chậm.
3: Đức
Với 123 tỷ phú, Đức được xếp thứ ba trong danh sách những quốc gia nhiều tỷ phú nhất thế giới, tăng nhẹ 5% so với năm 2016.
2: Trung Quốc
Theo số liệu của UBS và PwC, Trung Quốc là quốc gia có số lượng tỷ phú đứng đầu châu Á và đứng thứ hai thế giới năm 2017 với 373 người, tương đương gần 20% tổng số tỉ phú toàn cầu. Con số đã tăng 5% so với năm trước đó và đang dần dần bắt kịp với Mỹ. Một thế hệ doanh nhân Trung Quốc mới đang thách thức Thung lũng Silicon giữa lúc căng thẳng tăng lên về vấn đề thương mại và sở hữu trí tuệ.
Trung Quốc sở hữu đà phát triển nhanh đến đáng kinh ngạc.
1: Mỹ
Mỹ hiện là quốc gia có số lượng tỷ phú đứng đầu thế giới với 585 người, con số đáng kể này đã chứng minh đà tăng trưởng nhẹ 4% so với năm trước đó.
Mỹ vẫn đứng ở vị trí đầu trên thế giới về mức độ giàu có.
Và đây là những đặc điểm khiến nền kinh tế công nghiệp của Mỹ luôn dẫn đầu và sở hữu nhiều người giàu hơn tất cả các quốc gia khác:
- Một nền văn hóa doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
- Một hệ thống tài chính hỗ trợ hoạt động kinh doanh công bằng và phát triển bao gồm các nhà đầu tư thiên thần sẵn sàng đầu tư cho startup, thị trường vốn đầu tư mạo hiểm tài trợ sự phát triển và hơn 7000 ngân hàng cung cấp các khoản vay doanh nghiệp.
- Các trường đại học nghiên cứu đẳng cấp thế giới, thúc đẩy kinh doanh công nghệ cao.
- Các thị trường lao động liên kết người và việc không bị cản trở bởi các tổ chức công đoàn lớn, các doanh nghiệp nhà nước hay các quy định lao động quá hạn chế.
- Dân số ngày càng gia tăng, bao gồm cả người nhập cư.
- Nền văn hóa và hệ thống thuế khuyến khích làm việc chăm chỉ và nhiều giờ.
- Độc lập về năng lượng do khí tự nhiên cung cấp, vừa dồi dào vừa giá rẻ.
- Môi trường pháp lý thuận lợi.
- Quy mô chính phủ nhỏ hơn so với các nước công nghiệp khác nên chi tiêu chính phủ ít hơn, đồng nghĩa các khoản thuế thu nhập và thanh toán chuyển khoản sẽ thấp hơn.
- Hệ thống chính trị phân cấp nơi các tiểu bang cạnh tranh nhau, "tranh giành" doanh nghiệp, khuyến khích kinh doanh và làm việc.