Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳ Hợp Nghệ An
Tin đăng ngày: - Xem: 5146

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳ Hợp Nghệ An

ĐC: Thị trấn Quỳ Hợp Nghệ An
Xem bản đồ:
Tel: 038 3 883 155
Email: Quyhop@nghean.edu.vn
Website: http://www.quyhop.edu.vn
Đại diện:

        I. Nhiệm vụ chung

       Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, và Năm học 2010-2011 được xác định là“ Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”

      Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”.

       Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục,  đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông.

       Tiếp tục tăng cường kỷ cương nền nếp trong quản lý dạy học, kiểm tra, đánh giá, xếp loại, thi cử đối với các cơ së giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo,  trường THCS, trường THPT, trung t©m kü thuËt tæng hîp- h­íng nghiÖp.

        Triển khai có hiệu quả việc đánh giá cán bộ quản lý các trường học theo chuẩn hiệu trưởng, đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Mỗi cơ sở giáo dục cần có kế hoạch tự bồi dưỡng để trong vòng 5 năm tới các cán bộ quản lý, giáo viên trung học đạt chuẩn mức độ cao. 

        Củng cố kết quả xoá mù, phổ cập giáo dục, và 100% các xã được công nhận PCGD THCS , xây dựng xã hội học tập. Triển khai kế hoạch, lộ trình kiểm tra công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới. Thực hiện công bằng trong giáo dục, chăm lo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu nhằm tạo tiền đề cho  việc bồi dưỡng nhân tài.

       

II. Nhiệm vụ cụ thể
1.Tổ chức thực hiện tốt chương trình, nội dung kế hoạch giáo dục.

- Các trường THPT tiếp tục rút kinh nghiệm về công tác sắp xếp lớp, điều hành, thực hiện chương trình nội dung sách giáo khoa phân ban một cách hợp lý. Hiệu trưởng các trường THPT cùng với tập thể lãnh đạo xây dựng kế hoạch dạy học phân hóa, phân ban, kết hợp với tự chọn trên cơ sở đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường đã có. Chỉ đạo chặt chẽ việc dạy tiếng Anh, tiếng Pháp theo hệ thống 7 năm, triển khai dạy thí điểm ngoại ngữ hệ thống 10 năm, tổ chức học tự chọn ngoại ngữ 2 cho những trường chất lượng cao THCS, trường trọng điểm THPT, và những lớp có chất lượng cao tại các trường. Các huyện cần tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ nói tiếng Anh, tiếng Pháp đều đặn cho học sinh THCS, THPT. Phấn đấu để một bộ phận học sinh tèt nghiÖp THPT cña Nghệ An trong những năm tới m¹nh d¹n, tù tin  sử dụng được tiếng nước ngoài trong giao tiếp bình thường .

- Các trường THCS  đã có phòng và máy vi tính, có  giáo viên dạy tin cần bố trí dạy môn Tin nghiêm túc theo chương trình, nội dung đã qui định của các lớp THCS. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và dạy học. Tích cực áp dụng hình thức hội nghị, hội thảo, trao đổi công tác qua mạng Internet, qua website, đặc biệt trong công tác đào tạo và tập huấn bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý. Hàng năm tổ chức sinh hoạt cốt cán chuyên môn một lần tại Sở GDĐT.

- Đẩy mạnh giáo dục toàn diện, đạo đức lối sống, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, giáo dục môi trường, tiết kiệm năng lượng, an toàn giao thông.Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp-dạy nghề, pháp luật thuế tài chính, bơi lội, võ-ViệtNam (vovinam), giáo dục Quốc phòng- An ninh, giáo dục phòng chống ma tuý, dịch bệnh, và các tệ nạn xã hội..

- Các nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc triển khai giảng dạy đầy đủ nội dung , chương trình giáo dục cấp THCS, cấp THPT: Đổi mới “cách dạy- cách học”, kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, trong đó cần lưu ý tính đặc thù của bộ môn, và các hoạt động trong năm học như sau:

Môn Ngữ văn : Tổ chức một số chuyên đề, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số , miền núi, chương trình dạy học tự chọn, chương trình giảng dạy địa phương.

Môn Lịch sử : Tập huấn, kiểm tra dạy học và đánh giá theo chuẩn kiến thức. Biên soạn tài liệu Lịch sử địa phương cấp THPT. Chỉ đạo việc thành lập câu lạc bộ “ Những người yêu sử” ở các trường THPT, THCS. Phối hợp với Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh tổ chức các đợt tham quan học tập cho học sinh.

Môn Địa lý : Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học bộ môn, sử dụng tốt nguồn tài liệu trên mạng Internet. Xây dựng và tạo được một diễn đàn trao đổi thông tin của bộ môn qua mạng để giáo viên có thể rút kinh nghiệm  nâng cao năng lực về chuyên môn. Tiếp tục chỉ đạo việc dạy tích hợp về dạy học Địa lý địa phương.

Môn ngoại ngữ : Chỉ đạo các tổ chuyên môn trong nhà trường sử dụng ngoại ngữ trong sinh hoạt chuyên môn nhằm tăng cường năng lực giao tiếp cho giáo viên. Chỉ đạo việc đưa ngoại ngữ vào dạy ở các trường tiểu học và thí điểm dạy ngoại ngữ theo hệ thống 10 năm tại một số trường. Duy trì dạy học tiếng Pháp  tại các trường THCS, THPT tại các huyện Nghĩa Đàn, Thanh Chương, TX Thái Hòa và thành phố Vinh. Chỉ đạo trường THPT chuyên Phan Bội Châu dạy thí điểm Toán, Lý bằng tiếng Anh cho một số lớp 10, và chuẩn bị tiếng Anh cho đội ngũ giáo viên song ngữ để dạy các môn toán, lý, hóa ở các trường THPT,THCS.  

Môn GDCD : Tổ chức tập huấn giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh THCS, THPT. Tích hợp giáo dục nội dung An toàn giao thông cấp THCS theo hướng dẫn của Bộ. Triển khai đề án “ Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường” theo kế hoạch năm 2011và thí điểm triển khai đề án Pháp luật Thuế trong nhà trường.

Môn GDTC và GDQP-AN : Thực hiện nghiêm túc chương trình giảng dạy GDTC, GDQP-AN, chú ý về việc điều chỉnh một số tiết trong phân phối của chương trình bắt đầu thực hiện từ năm học 2010-2011. Tổ chức tuyển chọn, tập huấn các đội tuyển thể thao để tham gia Hội khỏe Phù Đổng tỉnh, và Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2012 tại Cần Thơ. Nắm chắc chương trình nội dung GDQP-AN cấp THPT với 5 chủ đề và 23 bài cho cả cấp học về :

Một số hiểu biết chung về GDQP-AN, Điều lệnh, kỹ thuật, chiến thuật,  phòng thủ dân sự.

Môn Toán-Tin : Dạy cho học sinh biết tư duy, tập dượt nghiên cứu khoa học, và biết ứng dụng các tiến bộ khoa học vào bộ môn . Dạy cho học sinh năng động, sáng tạo, biết đặt vấn đề , và giải quyết vấn đề, lấy tự học làm cốt lõi. Tổ chức hội thảo để rút kinh nghiệm về dạy học theo nhóm, dạy học phân hóa, và sử dụng tốt các phần mềm quản lý và dạy học.

Môn Vật lý-Công nghệ : Thực hiện nhiệm vụ tích hợp giảng dạy về “ Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng”. Tổ chức hội thảo khoa học cấp THPT về chương  trình, nội dung sách giáo khoa mới. Phối hợp với Hội vật lý Nghệ An để tổ chức Olympic vật lý cho học sinh lớp 11. Chỉ đạo dạy các tiết thực hành do Bộ qui định, tích hợp dạy tốt các bài học về công nghệ.

Môn Hóa : Đổi mới cách ra đề kiểm tra để chống học thuộc lòng máy móc, đòi hỏi người học phải hiểu bài, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Các đơn vị quan tâm xây dựng và phát huy chức năng phòng học bộ môn, thực hiện việc dạy lý thuyết kết hợp với thực hành thí nghiệm và biết tích hợp bảo vệ môi trường trong các bài lên lớp khi có điều kiện.

Môn Sinh vật-Công nghệ : Tổ chức rút kinh nghiệm và nhân rộng về nâng cao dạy học bộ môn, kết hợp với việc dạy công nghệ, hướng nghiệp - nghề.

Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bằng hội thảo chuyên môn tại các cụm trường, đặc biệt cụm miền núi. Chỉ đạo việc dạy các tiết thực hành, thí nghiệm có hiệu quả cao, với việc làm thêm đồ dùng dạy học mới. Tập huấn nâng cao chất lượng dạy và học cho giáo viên Sinh vật dạy môn công nghệ.    

     - Dạy chủ đề tự chọn : Hiệu trưởng các trường THPT, THCS lập kế hoạch dạy chủ đề tự chọn (chọn môn học, ấn định số tiết/ tuần cho từng môn, tên bài dạy) cho từng lớp, ổn định trong từng học kỳ trên cơ sở đề nghị của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm lớp.

      - Hoat động ngoài giờ lên lớp : Thực hiện đủ các chủ đề qui định cho mỗi tháng, với thời lượng 2 tiết/tháng và tích hợp nội dung Hoạt động ngoài giờ lên lớp vào môn giáo dục công dân như sau:

+ Cấp THCS (các lớp 6,7,8,9) ở các chủ đề đạo đức và pháp luật.

+ Cấp THPT : Lớp 10 chủ đề về đạo đức; lớp 11 chủ đề về kinh tế chính trị và xã hội; lớp 12 chủ đề về pháp luật.

     - Hoạt động giáo dục hướng nghiệp : Thời lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp được bố trí 9 tiết/năm học.

+ Lớp 9: Tích hợp vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở 2 chủ điểm

(1) “ Truyền thống nhà trường” chủ điểm tháng 9

(2) “Tiến bước lên Đoàn” chủ điểm tháng 3

+ Các lớp 10,11,12 : Tích hợp GD hướng nghiệp ở môn công nghệ ( phần Tạo lập doanh nghiệp-lớp 10) và tích hợp vào Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp ở 3 chủ đề :

(1) “Thanh niên lập nghiệp” chủ đề tháng 3

(2) “Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại        hóa đất nước” chủ đề tháng 9

(3) “ Thanh niên với xây dựng bảo vệ Tổ quốc” chủ đề tháng 12

      - Tổ chức dạy nghề, học nghề phổ thông đúng chương trình, nội dung qui định . Sở sẽ tổ chức thi lấy chứng chỉ nghề phổ thông cho học sinh khối THCS và THPT trong tháng 3  năm 2011.

Phòng giáo dục trung học có kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra việc dạy và học tại các trường chất lượng cao của các huyện, rút kinh nghiệm tổ chức dạy chuyên đề  và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật cho học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu.

     - Tập trung xây dựng đề án míi nh»m hiện đại hóa về trường THPT Chuyên Phan Bội Châu giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, phấn đấu  xõy dựng trường trở thành đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới và là một trong mười trung tâm chất lượng cao của cả nước.

     - Các phòng giáo dục đào tạo, các trường THPT hàng năm tổ chức thi chọn giáo viên dạy giỏi cấp huyện cho giáo viên THCS, cấp trường đối với các trường THPT, theo Điều lệ Hội thi GVDG các cấp học phổ thông theo thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    - Các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp đổi mới trang thiết bị,  kết hợp với các trường THCS, THPT trên địa bàn để tổ chức dạy và học nghề cho học sinh phổ thông. Có biện pháp để củng cố và nâng cao chất lượng của Trung tâm KTTH-HN.

-Tham mưu để xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6, lớp 10 hợp lý, cân đối các loại hình trường lớp (công lập, tư thục). Các phòng GDĐT, các trường THCS, THPTcần hướng dẫn học sinh lựa chọn con đường học lên sau THCS (THPT,GDTX,THCN, học nghề) ngay cho học sinh từ lớp 6, và sau THPT ( ĐH, CĐ, TCCN, nghề kỹ thuật cao) hoặc đi vào cuộc sống, đảm bảo tốt sự phân luồng học sinh sau THCS, THPT.

           2. Chỉ đạo, quản lý, thực hiện có kết quả các hoạt động và phong trào thi đua của ngành.

          - Căn cứ vào mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, tư duy và thái độ, giáo viên chủ động vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học để có cách dạy, cách học tốt nhất. Các  trường THCS, THPT cần rút kinh nghiệm sau nhiều năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học từ chỗ: Chống lối dạy “đọc- chép” đến cái gì học sinh nói được, viết được, làm được thì giáo viên không nói, không viết, không làm thay, tiến tới dạy cho học sinh biết tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực tự học,  và được rèn luyện kỹ năng nhiều trên lớp.

-Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên mạnh dạn ứng dụng CNTT vào dạy học, soạn và dạy một số giáo án điện tử , sử dụng các phần mềm dạy học có nội dung thích hợp của bộ môn. Các trường THPT, THCS cần thực hiện tốt phong trào đổi mới “cách dạy, cách học”, nghiên cứu cụ thể đội ngũ GV, cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường  để có bước đi thích hợp, từ thực hiện trong phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Tổ chức dạy thể nghiệm để rút ra bài học bổ ích về những phương pháp dạy mới và khó như : Dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học hợp tác, dạy theo năng lực tiếp thu, dạy tư duy, phát hiện và giải quyÕt vÊn đề...

- Các phòng GD&ĐT, các trường THPT cần tổ chức rút kinh nghiệm về việc  đăng ký, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh” cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” một cách thực chất, có tác dụng làm chuyển biến tốt trong nhận thức của cán bộ giáo viên, phụ huynh, học sinh.

- Gắn việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua với việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại các cơ sở giáo dục và phải rõ nét về chất lượng giáo dục trung học .

- Hàng năm Sở sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá, công nhận các trường đã đăng ký và phấn đấu đạt danh hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực ” theo  tiêu chí đã ban hành.

- Tổ chức phân chia các đối tượng trong lớp của học sinh  lớp 12 theo lực học và có sự phân công giúp đỡ của mọi giáo viên trong tổ chuyên môn, đặc biệt là sự giúp đỡ trực tiếp của giáo viên bộ môn phụ trách lớp đó ngoài các giờ học chính khoá. 

- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể để đảm bảo học sinh được “ an toàn đến trừơng”, qua bến đò sông, suối nhất thiết phải có phao bơi cứu sinh . Chỉ đạo các trường THCS, THPT chủ động xây dựng qui tắc ứng xử văn hóa, tăng cường giáo dục kỷ luật, bài trừ các hành vi đối xử không thân thiện trong các cơ sở giáo dục trung học.

3. Đổi mới cách kiểm tra và đánh giá, xếp loại học sinh

-Phải lấy chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông làm cơ sở để kiểm tra đánh giá kết qủa học tập của HS, đảm bảo khách quan thống nhất.

- Tổ chức dạy học phân hóa, phân ban theo năng lực học của học sinh. Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh,  hệ thống câu hỏi  thích hợp, tập trung trọng tâm tránh nặng nề quá tải.

- Tăng cường công nghệ thông tin trong bài giảng, khai thác tối đa hiệu năng các thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, coi trọng thực hành thí nghiệm.

- Tiếp tục đổi mới công tác thi, xét tuyển học sinh vào lớp 10 tại các trường THPT đảm bảo tính khách quan, công bằng và khoa học. Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh đúng, sát thực tế theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

-Các trường chuẩn bị  tốt về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, máy vi tính, máy chiếu Projector, bảng thông minh,…, để phục vụ cho việc đổi mới dạy và học, xếp loại học tập, đạo đức của học sinh .

- Các trường THCS, THPT cần phải  nghiên cứu kỹ và nắm  chắc Qui chế 40/ BGD&ĐT và Qui chế bổ sung 51/BGD&ĐT về việc kiểm tra, đánh giá cho điểm xếp loại của Bộ GD&ĐT. Các phòng GD&ĐT cần tổ chức họp và rút kinh nghiệm với các trường THCS về kết quả điểm các bộ môn tuyển sinh vào lớp 10. Các trường THPT đóng trên địa bàn cần có sự hộ trợ về chuyên môn đối với các trường THCS nhằm tạo nguồn tốt tuyển sinh vào lớp 10 cho nhà trường.

     - Các trường chủ động tiếp nhận các học sinh khuyết tật và vận dụng Qui chế đánh giá, xếp loại học sinh theo hướng tạo điều kiện tối đa để học sinh khuyết tật được tham gia hòa nhập và có thể được học lên sau phổ thông. Việc đánh giá xếp loại học sinh khuyết tật nặng phải được xem xét từng trường hợp cụ thể, không coi là học sinh ngồi nhầm lớp.

     - Các hình thức kiểm tra bao gồm tự luận, hoặc trắc nghiệm khách quan. Số bài kiểm tra TNKQ cho mỗi môn học chiếm khoảng 30%. Các nhà trường cần coi trọng việc giúp đỡ học sinh học yếu kém, con em đồng bào dân tộc, các gia đình thuộc diện chính sách . Nhà trường tích cực chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục tích cực, đồng bộ.

    4. Công tác bồi dưỡng giáo viên

    - Các phòng GDĐT, các trường THPT có kế hoạch kiểm tra thường xuyên về việc dạy và học; có biện pháp giúp giáo viên tự học và bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

    - Phải nghiên cứu kỹ hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến các cấp học. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, đồng thời tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm tra đánh giá của các cơ sở giáo dục.

    - Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng giáoviên và dự giờ thăm lớp của giáo viên, tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

    - Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp theo nội dung của phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống, và kỹ năng hoạt động xã hội cho học sinh.

    -Tăng cường tổ chức bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng với các cấp độ : biết, thông hiểu, vận dụng.

    -Tổ chức đánh giá một năm thực hiện chủ trương “ Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện một đổi mới phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế họach cụ thể về đổi mới dạy học. Mỗi phòng có một chương trình đổi mới về dạy học đối với cấp học.

    - Trưởng phòng GDĐT, Hiệu trưởng các trường, Giám đốc các trung tâm KTTH-HN, các tổ chuyên môn, và các cá nhân chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, tranh thủ nghiên cứu các chuyên đề phục vụ nâng cao trình độ. Đảm bảo tham gia đầy đủ có chất lượng tại các lớp tập huấn do Sở tổ chức trong dịp hè và  trong năm học. Cần quan tâm đến các trường khó khăn, thiếu giáo viên, bố trí hợp đồng giáo viên để đảm bảo dạy đủ các môn và đủ số tiết quy định.

    5. Công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học,  phổ cập giáo dục trung học cơ sở và xây dựng trường chuẩn quốc gia.

    - Các địa phương, các trường THCS  hàng năm tổ chức rà soát các đối tượng thuộc diện phổ cập, lập kế hoạch, có biện pháp để củng cố và nâng cao tỷ lệ phổ cập, và 100% xã đạt chuẩn, tiến tới tổ chức tổng kết 10 năm về công tác phổ cập giáo dục. Thành phố Vinh, huyện Hưng Nguyên, Đô Lương, Diễn Châu, và thị xã Cửa Lò, có điều kiện tốt hơn, thực hiện phổ cập giáo dục trung học theo hướng dẫn tại văn bản 3420/THPT ngày 23/4/2003 của Bộ GD&ĐT.

    - Hằng năm theo định kỳ các trường THCS, phòng GD&ĐT tổ chức điều tra, thống kê, tập hợp xử lý số liệu kết quả phổ cập và báo cáo về Ban chỉ đạo phổ cập của tỉnh. Tỉnh sẽ lập các Đoàn về kiểm tra công tác PCGD THCS thường kỳ hàng năm.

    - Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, huy động nguồn vốn đầu tư và sự đóng góp của nhân dân, các phòng GDĐT tham mưu với UBND huyện về xây dựng   mạng lưới trường trung học cơ sở liên xã, liên vùng, trung học phổ thông theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Cho đến nay cấp THCS đã có 96 trường, cấp THPT có 12 trường đạt chuẩn quốc gia.

     - Cần có sự chỉ đạo về xây dựng trường chuẩn QG, đảm bảo cả số lượng và chất lượng, chủ động tổ chức kiểm tra theo tiêu chí mới, không hạ thấp yêu cầu, không công nhận các trường có qui mô nhỏ số lớp dưới 12.

    - Quản lý, sử dụng và khai thác tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt thiết bị đồng bộ được cấp của khối THCS và thiết bị dạy học của các trường THPT. Phối kết hợp với Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Nghệ An để cung ứng đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo, và thiết bị đồng bộ, nhằm giảm thiểu khó khăn cho các cơ sở giáo dục.

   - Các trường THCS, THPT đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia trong mấy năm qua cần đầu tư tu bổ CSVC, trang thiết bị, đổi mới công nghệ, đổi mới phương pháp dạy học để  nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện .                            -Các trường THPT, các phòng GDĐT theo đó cần lập đề án cụ thể về xây dựng, kế hoạch kiểm tra công nhận các trường đạt chuẩn quốc gia. Các đơn vị cần tham m­ưu cho chính quyền địa phương, chọn khâu yếu nhất, chỉ đạo sâu sát, tháo gỡ những khó khăn, xây dựng đạt các chỉ tiêu đề ra.

- Tham mưu cho các cấp có thẩm quyền để triển khai nhanh dự án xây dựng trường THPT DTNT tỉnh số 2, các trường THCS-DTNT tại các huyện miền núi cao và xây dựng thí điểm các trường bán trú.

  6. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục trung học

   - Hiệu trưởng, các nhà quản lý cần thực hiện dân chủ, kỷ cương, công khai minh bạch , đặc biệt về công tác tổ chức, và tài chính. Hiệu trưởng nhà trường phải có vai trò tiên phong, ngoài việc nắm bắt các chủ trương, điều hành các công việc của trường, đồng thời phải là nhà quản lý giáo dục và là nhạc trưởng trong đổi mới phương pháp dạy học.

    - Người thầy giáo là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Phải có một đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn và nhiệt huyết nghề nghiệp mới có thể đảm đương được nhiệm vụ dạy và học. Phấn đấu đến năm 2015 có 30% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn đào tạo.

    - Phòng giáo dục trung học sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc thực hiện qui chế chuyên môn tại các trường THPT, THCS, và các phòng giáo dục đào tạo theo kế hoạch hàng tháng.

     - Các phòng GD&ĐT, các trường THPT, THCS-DTNT huyÖn, TTKT-THHN phải có giải pháp khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên ngoại ngữ, giáo viên tin học và phải có giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho các giáo viên này. Các phòng GDĐT tổng hợp kế hoạch dạy học tự chọn của cấp trung học cơ sở theo phạm vi trách nhiệm quản lý trên cơ sở đề xuất của các trường THCS.

     - Phối hợp với các phòng chức năng khác để h­íng dÉn c¸c v¨n b¶n vÒ d¹y thªm, häc thªm, tổ chức nghiêm túc các kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh khối 9,12, thi tốt nghiệp THPT, thi vào lớp 10, thi giải toán trên máy tính cầm tay, giải toán qua mạng, thi nghề phổ thông, xử lý các trường hợp sai phạm quy chế thi, đánh giá sai kết quả học tập, đạo đức học sinh.

     - Tiếp tục quán triệt Điều lệ trư­ờng trung học, các tr­ường THPT, các phòng GDĐT  thực hiện đúng quy trình trong kế hoạch giáo dục, không hạ thấp yêu cầu giáo dục. Xây dựng, quản lý, rút kinh nghiệm, chuyển đổi các  trường THPT dân lập thành trường THPT tư thục,  theo thông tư 11/2009 BGD&ĐT.

   7. Công tác thi đua và việc tổ chức thực hiện

   - Các phòng GDĐT, các trường THPT, trung tâm KTTH-HN căn cứ vào các tiêu chí của bậc học để xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cho từng trường, tổ, cá nhân phấn đấu trong năm học. Cố gắng xây dựng một số trường THPT,THCS tiên tiến xuất sắc tiêu biểu, đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

   - Các cơ sở giáo dục cần nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học  với chủ đề “ Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”

   - Cán bộ quản lý giáo dục các cấp cần kịp thời đổi mới để quản lý tốt những vấn đề đã được đổi mới.

Nhận được văn bản này, các phòng GD&ĐT, các trường THPT, các trung tâm KTTH-HN cần phổ biến đến từng cơ sở giáo dục, cán bộ, giáo viên, công nhân viên, cán bộ quản lý giáo dục quán triệt và thực hiện .

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc