Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Con Cuông Nghệ An
Tin đăng ngày: - Xem: 3979

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Con Cuông Nghệ An

ĐC: Thị trấn Con Cuông Nghệ An
Xem bản đồ:
Tel: 0
Email: concuong@nghean.edu.vn
Website: http://metc-edu.com
Đại diện:

Con Cuông là một huyện trực thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Huyện Con Cuông là một nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, phía đông nam giáp huyện Anh Sơn, phía đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ, phía tây bắc giáp huyện Tương Dương, phía tây nam có đường biên giới nước Lào dài 55,5km. Là huyện vùng cao, lợi thế về vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển nông-lâm nghiệp và du lịch, thương mại.

Lịch sử
Theo các nhà khảo cổ học, sau khi nghiên cứu 1.096 mảnh tước và một số vỏ ốc thu được ở xã Yên Khê cho thấy, con người đã có mặt ở Con Cuông hơn 1 vạn năm trước. Đến thời Bắc thuộc, vùng đất này thuộc quận Nhật Nam. Năm 1041, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ tám của Lý Thái Tổ được cử là Tri châu Nghệ An. Ông đã bỏ ra nhiều tâm huyết và công sức để khai phá đất hoang, mở rộng bờ cõi quốc gia Đại Việt. Sau 16 năm bám trụ trên mảnh đất này, Lý Nhật Quang mở thêm 5 châu, 22 trại, 56 sách, trong đó có đất Cự Đồn là Con Cuông ngày nay.

Theo Đại Việt Sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên, thế kỷ XIII, Con Cuông có tên là Nam Nhung, Kiềm Châu, sau đó đổi là Mật Châu. Năm 1406, nhà Minh xâm chiếm và đổi nước ta thành quận Giao Chỉ và cũng đổi Mật Châu thành Trà Long rồi Trà Thanh. Nhà Lê gọi là phủ Trà Lân. Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo đã nhắc đến địa danh này: "Miền Trà Lân trúc chẻ cho bay". Năm Minh Mạng thứ 2 (năm 1822), nhà Nguyễn đổi tên phủ Trà Lân thành phủ Tương Dương gồm 4 huyện Tương Dương, Vĩnh Hoà, Hội Nguyên và Kỳ Sơn. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Tương Dương được đổi thành Con Cuông, với 6 xã. Sau nhiều lần sáp nhập chia tách, đến nay có 12 xã và 1 thị trấn.

Dân gian có cách giải thích về tên gọi Con Cuông khá thú vị. Xưa kia, khúc sông Cả (sông Lam) chảy qua nơi này dần tụ thành một khu đất. Chiều chiều, đàn công ở các làng, bản thường tụ tập về nhảy múa. Vì vậy, người dân gọi vùng đất này là Con Công. Lâu ngày, tên gọi bị biến âm thành Con Cuông. Xưa kia, Con Cuông được biết đến với "Núi chẳng cao, nước cũng chẳng sâu; Tranh sơn thuỷ một màu ai khéo vẽ" như câu thơ khắc hoạ của Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan; bởi địa danh Trà Lân sôi sục "trúc chẻ tro bay" của Bình Ngô đại cáo,... Ngày nay, huyện Con Cuông được biết đến với 67.233 ha rừng thuộc Vườn quốc gia Pù Mát, với thác Kèm và 44 loại cây ghi trong "sách đỏ của Việt Nam",... cùng các mô hình kinh tế nông. Huyện lỵ Con Cuông cách thành phố Vinh 130km về phía tây bắc, cách cửa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) 120km, có 27 km quốc lộ 7 chạy qua. cùng với Nguyễn Đình Quỳnh đã tạo nên lịch sử Con Cuông.

[sửa] Hành chính
Huyện Con Cuông gồm 1 thị trấn và 12 xã

Thị trấn Con Cuông
Xã Môn Sơn
Xã Lục Dạ
Xã Yên Khê
Xã Bồng Khê
Xã Chi Khê
Xã Châu Khê
Xã Cam Lâm
Xã Lạng Khê
Xã Bình Chuẩn
Xã Đôn Phục
Xã Mậu Đức
Xã Thạch Ngàn
[sửa] Kinh tế
Tỉnh lập quy hoạch Con Cuông trở thành thị xã khẳng định lợi thế trong tương lai, thúc đẩy phát triển cho cả vùng Tây bắc Nghệ An

Lâm nghiệp, và các loại hình dịch vụ xe tải, xe khách,... Từ xuất phát điểm thấp, Con Cuông vươn lên mạnh mẽ, một sức sống mới đang tràn khắp núi rừng nơi đây.

Sự chuyển biến về kinh tế làm thay đổi căn bản đời sống nhân dân. Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm,... đang cải thiện. Nhờ nằm trong vùng quy hoạch Khu du lịch Vườn quốc gia Pù Mát nên mạng lưới giao thông huyện nhanh chóng được nâng cấp. Tính đến hết năm 2003, toàn huyện có 253km đường các loại, trong đó có trên 20km trải nhựa, bê tông.

[sửa] Tài nguyên thiên nhiên
Huyện có nhiều sông suối nhỏ rải rác như Khe Mọi, Khe Choăng, Khe Thơi, sông Giăng,... phân bố rộng khắp trên địa bàn. Thực vật đã phát hiện 986 loài, trong đó 44 loài được ghi vào "Sách Đỏ Việt Nam". Với độ tán che trên 70%, rừng Con Cuông có gần 12 triệu m3 gỗ, trên 140 triệu cây nứa, mét và nhiều loại gỗ quý như Pơ Mu, Sa Mu, Trầm, Lát hoa, Kiền kiền. Động vật gồm 64 loài có vú, 137 loài chim, 25 loài lưỡng cư, 45 loài cá với nhiều loài được coi là thú quý như: voọc, vượn đen má trắng, hổ, bò tót,... Đặc biệt, Sao La là loài động quý hiếm ở vùng nhiệt đới. Phong phú về loại hình rừng, thảm động thực vật cùng với các danh thắng, di tích như: thác Khe Kèm, thác Bổ Bố (Vải trắng),... và nhất là 67 nghìn ha rừng thuộc Vườn quốc gia Pù Mát, hơn 6 nghìn ha thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã tạo cho Con Cuông nhiều tiềm năng du lịch, có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước,...

Ngoài thế mạnh trên, huyện còn có nhiều tài nguyên khoáng sản như đá đen, đá trắng, chì, vàng, sa khoáng,....Đáng chú ý có một số mỏ đá lớn như mỏ đá hoa Lèn 2/9 tại thị trấn Con Cuông với trữ lượng 4,5 triệu m3, mỏ đá hoa Làng Pha, thuộc xã Yên Khê có trữ lượng 170 triệu m3, mỏ đá vôi đen Tân Lập có trữ lượng 1,33 triệu m3,...

[sửa] Văn hóa, giao thông vận tải
Vùng đất có những nét văn hoá riêng, đặc sắc với 4 dân tộc cùng sinh sống gồm người Thái, Đan Lai (Thổ), Kinh và Hoa. Tuy khác nhau về trình độ, cách thức sản xuất, sinh hoạt, nhưng các dân tộc luôn đoàn kết.

Con Cuông cũng gặp khó khăn về giao thông. Mọi giao thương với bên ngoài chủ yếu thông qua quốc lộ 7. Do địa hình phức tạp, độ dốc cao nên việc thi công, nâng cấp và bảo vệ những hạng mục hạ tầng cơ sở còn gặp trở ngại lớn. Là huyện vùng cao, Con Cuông có 11/13 xã, thị trấn đang hưởng trợ cấp từ Chương trình 135.

Mỗi xã đều có trường mầm non, trung học cơ sở, nâng tổng số lên 57 trường. Chất lượng giáo dục được cải thiện với tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt trung bình trên 90%. Đến năm 2003, toàn huyện có hơn 60% gia đình văn hoá, 111 bản Hương ước tiến bộ. Các phong trào như toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, đấu tranh chống tệ nạn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.

[sửa] Những thay đổi
Bằng việc khai thác rừng hợp lý và hiệu quả, triển khai trồng nhiều loại cây lâm nghiệp khác như: bồ đề, keo tràm, vạng, giàng giàng, trám,... đạt gần 1 nghìn ha/năm.

Nghề nông chuyển biến rõ nét. Khai thác quỹ đất chưa sử dụng còn khá lớn, nhân dân tích cực khai hoang, phục hoá nâng diện tích đất nông nghiệp

Chăn nuôi chất lượng và quy mô các đàn gia súc, gia cầm được nâng cao nhờ những thay đổi trong phương thức chăm sóc.

Giao thông vận tải: Vận tải, xe khách theo chiều tuyến từ thành phố Vinh lên Tương Dương, Mường Xén hay Con Cuông đi thành phố Hồ Chí Minh,... đã góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho một bộ phận người dân và mang lại giá trị kinh tế đáng kể cho vùng

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc