Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh
Tin đăng ngày: - Xem: 4870

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh

ĐC: Số C300-CMT8, phường II, thị xã Tây Ninh,
Xem bản đồ:
Tel: 066 3822233
Email: vpubnd@tayninh.gov.vn
Website: http://tayninh.gov.vn
Đại diện: Nguyễn Văn Nên

Công cuộc khẩn hoang và khai thác vùng đất Tây Ninh của người nông dân Việt Nam thuộc các thành phần dân tộc khác nhau đã diễn ra liên tục suốt 300 năm, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau trong điều kiện chính trị, xã hội khác nhau. Mỗi giai đoạn lịch sử, bộ máy chính quyền đều có những biện pháp để đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang. Dĩ nhiên, các chúa Nguyễn, các vua quan triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp thi hành 1 số biện pháp đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang và khai thác công nghiệp ở vùng đất phương Nam này đều nhằm phục vụ cho những mưu đồ chính trị và kinh tế của họ.
Tuy nhiên trong suốt lịch sử khẩn hoang và khai thác nông nghiệp tại Tây Ninh từ đầu tới cuối thời thuộc Pháp vẫn chưa có 1 cách thức hay biện pháp nào thay thế được sức lao động của người nông dân. Ngay cả những đồn điền cao su, mía bạt ngàn của người Pháp ở Tây Ninh, cảnh tượng làm nông nghiệp vẫn không có gì thay đổi. Trực tiếp dầm mưa dãi nắng làm đất, trồng tỉa, chăm bón, thu hoạch vẫn là người nông dân cần cù và nhẫn nại. Kể cả cơ sở hạ tầng xây dựng dưới thời nhà Nguyễn và thời thuộc Pháp như đường xá, cầu cống, bến sông, xưởng máy, chợ búa,… phục vụ cho các hoạt động kinh tế cũng do người dân Tây Ninh trực tiếp xây dựng.

Song song với sự gia tăng diện tích canh tác, khối lượng nông sản ở Tây Ninh cũng không ngừng gia tăng, Tuy không phải là độc canh cây lúa nhưng sản lượng lúa ở Tây Ninh năm 1944 đã lên đến 37.600 tấn, bình quân đầu người đạt 256 kg. Thế nhưng trong thực tế người dân Tây Ninh mỗi ngày 1 lâm vào cảnh túng đói, đặc biệt là đời sống của công nhân cao su. Có thể nói bao nhiêu nguồn lợi to lớn từ cây cao su vào túi bọn thực dân, địa chủ là bấy nhiêu mồ hôi, xương máu của anh chị em công nhân đồn điền đã đổ ra. Cuộc đấu tranh tự phát của công nhân cao su Phờ răng sơ ni (Franchini) ngày 21/6/1939, của công nhân cao su Bến Củi tháng 11/1939 chống bọn chủ đánh chết người đàn áp bóc lột công nhân, đòi tăng lương đều không đi đến thắng lợi trọn vẹn.

Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do chế độ phân phối xã hội bất công, bất hợp lý khởi đầu từ thời chúa Nguyễn và được đẩy mạnh dưới thời Pháp thuộc. Ruộng đất thay vì nuôi sống người nông dân thì lại trở thành phương tiện để cho 1 thiểu số bóc lột họ làm giàu. Do đó vị trí quan trọng (biên giới dài với Cămpuchia, có rừng rộng, núi cao, đường sông đường bộ thuận tiện, là cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh và nhiều đường liên lạc ra vào thuận tiện) nên trong quá trình hình thành và phát triển của tỉnh cũng là đối đầu quyết liệt chống ngoại xâm. Thời kỳ đầu thành lập tỉnh, nhiều bậc đại thần đến Tây Ninh cùng dân chúng địa phương, kiên quyết bất khuất chống giặc bên kia biên giới xâm nhập, bảo vệ mảnh đất tiền tiên của tổ quốc. Khi giặc Pháp đặt gót giày xâm lược đến đất Tây Ninh, không chấp nhận hiệp ước đầu hàng của triều đình Huế, dân chúng địa phương đã cùng Khâm Tấn Tường, Trương Quyền, PuKămpô, Lãnh Binh Tòng, Lãnh Binh Két, … liên tục tổ chức kháng chiến chống Pháp, đánh nhiều trận, diệt nhiều sĩ quan, binh lính Pháp. Những “đồng cỏ đỏ” ở Trảng Bàng, ở Thị xã Tây Ninh mãi mãi ghi lại sự tích chiến thắng quân xâm lược của nghĩa quân làm cho máu giặc loang đỏ cánh đồng.

Cuộc đối đầu giữa độc lập dân tộc và phản dân tộc, giữa cách mạng và phản cách mạng ngày 1 phát triển và quyết liệt thêm theo đà tăng trưởng của công cuộc khẩn hoang và các hoạt động kinh tế tại đây. Điều đó đòi hỏi phải tiến hành 1 cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc, giải phóng người nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột của địa chủ, xây dựng 1 chế độ xã hội mới, thiết lập quan hệ sản xuất mới, trong đó có người cày có ruộng để cày, người trực tiếp sản xuất được làm chủ sản phẩm của mình làm ra.

Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo từ khi ra đời (3/2/1930) với 2 nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc và phong kiến chính là nhằm giải quyết mâu thuẩn xã hội cấp bách đó. Đường lối cách mạng đúng đắn ấy được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ, theo Đảng nhất tề đứng dậy, làm nên cuộc cách mạng tháng Tám thắng lợi, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chấm dứt thời kỳ nô lệ tối tăm ngót 1 thế kỷ trên đất nước ta, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên mới. Cùng với thắng lợi chung của cả nước, quân dân Tây Ninh dưới sự lãnh đạo của những người Cộng Sản đã giành được chính quyền vào đêm 25/8/1945.

Nhưng sau đó không bao lâu thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh tái chiếm Việt Nam. Ngày 8/11/1945 tại Suối Sâu (huyện Trảng Bàng) đã vang lên những tiếng súng mở đầu cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trên quê hương Tây Ninh.

Chín năm kháng chiến chống Pháp xâm lược, chiến trường Tây Ninh là nơi khó khăn nhất của “Miền Đông gian lao và anh dũng”. Vị trí và địa thế quan trọng của Tây Ninh đã thu hút mọi kẻ thù tập trung giành giật chiến trường này. Mọi chính sách thâm độc nhất “dùng Cao Đài đánh Việt minh” đều được giặc Pháp và các tổ chức đảng phái, tôn giáo phản động triệt để áp dụng chống phá cách mạng.

Đảng bộ Tây Ninh đã biết dựa vào quần chúng, củng cố tổ chức Đảng, mặt trận, chính quyền, lực lượng vũ trang, giữ căn cứ giữ đất, giữ người. Quân dân Tây Ninh đã đánh hàng ngàn trận với giặc Pháp và liên tục chống trả bọn phản động Cao Đài, diệt giặc lấy súng giặc và tự sản xuất vũ khí trang bị cho mình, làm tròn trách nhiệm tại địa phương và bảo vệ tốt căn cứ địa cách mạng, làm chỗ đứng cho các cấp lãnh đạo của liên tỉnh, của phân liên khu miền Đông và Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo toàn miền giành thắng lợi, chấm dứt cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mỹ là trang sử hào hùng và ác liệt nhất của quân dân Tây Ninh.

Chống trả với kẻ thù sừng sỏ nhất, quân dân Tây Ninh đã vượt qua thời kỳ đen tối, hy sinh trong đấu tranh chính trị, tạo thế, tạo lực cho lực lượng cách mạng đứng lên “đồng khởi” giành chiến thắng Tua Hai. Từ đó kết hợp võ trang với chính trị cùng toàn miền Nam lần lượt bẻ gẫy các chiến lược tàn bạo của tên sen đầm quốc tế giàu tiềm lực kinh tế và quốc phòng, làm cho “nhà trắng” luôn phải đau đầu, bao lần thay tướng đổi quân, cuối cùng chuốc lấy thất bại, xuống thang chiến tranh ngồi vào bàn hội nghị và chịu rút hết quân Mỹ về nước. Tuy nhiên, chúng vẫn còn nuôi ảo vọng chuyển thế cờ, dùng ngụy quân, ngụy quyền có Mỹ viện trợ tối đa chống lại lực lượng cách mạng. Bọn chúng không ngờ lực lượng cách mạng lớn nhanh như thần phù đổng, đè bẹp ngụy quân trong vòng 55 ngày đêm chiến dịch, buộc Tổng Thống ngụy phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Quân dân Tây Ninh đã xứng đáng với lòng tin của lãnh đạo cấp trên, quật ngã kẻ thù trên chiến trường trọng điểm, làm tròn trách nhiệm bảo vệ căn cứ địa đầu não và tự lực giải phóng tỉnh mình.

Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi vẻ vang, miền Nam hoàn toàn giải phóng, lực lượng cách mạng làm chủ từ thành thị đến nông thôn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Tây Ninh bắt tay xây dựng cuộc sống mới, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đánh tan quân Khơmer đỏ giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia, giúp nhân dân Cămpuchia hồi sinh sau diệt chủng của chế độ PônPốt.
Mãnh đất bom cày đạn xới thời gian dài của các cuộc chiến tranh nay được phủ lên 1 màu xanh đầy sức sống của những cánh rừng, của lúa, mì, cao su, đậu phộng … và vùng nguyên liệu mía lớn nhất nước.

Hành chính

Tây Ninh bao gồm 1 thị xã và 8 huyện:

  1. Thị xã Tây Ninh 5 phường và 5 xã
  2. Huyện Tân Biên 1 thị trấn và 9 xã
  3. Huyện Tân Châu 1 thị trấn và 11 xã
  4. Huyện Dương Minh Châu 1 thị trấn và 10 xã
  5. Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 14 xã
  6. Huyện Hòa Thành 1 thị trấn và 7 xã
  7. Huyện Bến Cầu 1 thị trấn và 8 xã
  8. Huyện Gò Dầu 1 thị trấn và 8 xã
  9. Huyện Trảng Bàng 1 thị trấn và 10 xã
    Tỉnh Tây Ninh có 95 đơn vị cấp xã gồm 5 phường, 8 thị trấn và 82 xã

Kinh tế

Trong 7 năm 2001-2007, nền kinh tế của Tây Ninh liên tục phát triển.Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP giá cố định 1994) năm 2002 tăng 11,2 % so với năm 2001; năm 2003 tăng 18,4 % so với năm 2002; năm 2004 tăng 13,8 % so với năm 2003; năm 2005 tăng 16,3% so với năm 2004; năm 2006 tăng 17,87% so với năm 2005; năm 2007 tăng 17% so với năm 2006, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh và đúng hướng: theo hướng tăng dần tỉ trọng của công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GDP. Tỷ trọng trong GDP của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng – dịch vụ trong các năm như sau :
Năm 2001 : 47,2% - 20,5% - 32,3%
Năm 2002 : 47,2% - 21,0% - 31,8%
Năm 2003 : 42,4% - 25,4% - 32,2%
Năm 2004 : 40,45% - 25,11% - 34,44% .
Năm 2005 : 38,25% - 25,14% - 36,61%
Năm 2006: 35,12% - 25,62% - 39,25%
Năm 2007: 32,19% - 26,33% - 41,48%
Tây Ninh là một trong 15 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương đã tự cân đối được ngân sách và thực hiện nghĩa vụ với Trung ương.
Phương hướng phát triển của Tây Ninh trong thời gian tới gắn liền với phương hướng phát triển kinh tế – xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những vùng kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và giữ vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước .
Các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:
- Đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu vùng, cơ cấu ngành, lĩnh vực, tập trung khai thác lợi thế so sánh, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững .
- Tiếp tục đẩy mạnh thu hút dđầu tư (tăng cường huy động nguồn vốn trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài), khai thác các lợi thế, đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng trong tỉnh :
+ Các huyện phía Nam tỉnh (Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu) theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài và các dịch vụ dọc theo đường Xuyên Á.
+ Các huyện phía Bắc (Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu) tập trung chuyển đổi cây trồng vật nuôi, ổnn định vùng nguyên liệu cây công nghiệp cho các nhà máy chế biến và thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn trên cơ sở khai thác tốt lợi thế cửa khẩu, Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát  và Nhà máy xi măng
+ Đối với Thị Xã , Hòa Thành phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các hoạt động thương mại du lịch ,dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống , tập trung chỉnh trang ,xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
Phấn đấu đến 2010, tỷ trọng trong GDP của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 28 -32 - 40; GDP bình quân đầu người 1.000 USD, phấn đấu đến năm 2020 Tây Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp phát triển bền vững .
1- Công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2003 tăng 49,8% so với năm 2002 và tăng ở cả ba khu vực quốc doanh, ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Giá trị sản xuất năm 2004 tăng 11,2% so với năm 2003. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp là 3.586 tỷ đồng (GCĐ 94), tăng 9,95% so CK năm 2004. Năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp là 4.502 tỷ đồng (GCĐ 94), tăng 25,72% so CK năm 2005. Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 5.268 tỷ đồng (GCĐ 94), tăng 17,35% so CK năm 2006.
Tây Ninh có điều kiện để trở thành tỉnh có nền công nghiệp vững mạnh với việc tập trung xây dựng Khu CN Trảng Bàng, hình thành KCN Trâm Vàng, các cụm công nghiệp trong Khu Kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài và các cụm công nghiệp đã được quy hoạch, chuẩn bị tốt các điều kiện để đón đầu tư trong và ngoài nước . Tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản ,đặc biệt là công nghiệp sau mía đường , bột mì ,cao su , những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như dệt may … công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành sản suất có công nghệ cao khi có điều kiện.
Tập trung đầu tư chiều sâu, phát triển ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp đồng thời phát huy thế mạnh của các làng nghề thủ công truyền thống gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn. 2- Thương mại - Dịch vụ - Du lịch:
Một trong những lợi thế quan trọng của Tây Ninh là phát triển thương mại qua biên giới trên cơ sở khai thác ưu thế của hệ thống các cửa khẩu.
Tập trung đầu tư để phát triển Khu Kinh tế Cửa khẩu Mộc Bài, Khu Kinh tế Cửa khẩu Xa Mát với vai trò là một trung tâm thương mại hạt nhân, cùng với các cửa khẩu khác, tạo ra một không gian thương mại đồng bộ, hợp lý nhằm phát triển mạnh lợi thế thương mại qua các cửa khẩu.
Xây dựng trung tâm thương mại nội tỉnh trong đó Thị xã ,Hòa Thành,Gò Dầu làm đầu mối lưu chuyển hàng hóa .
Kết hợp phát triển chặt chẽ thị trường trong nước với thị trường ngoài nước, tập trung kinh doanh những sản phẩm có nhiều lợi thế so sánh, những mặt hàng có hàm lượng chất xám cao.
Tây Ninh sẽ là nơi trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho khu vực. Do vậy, tỉnh khuyến khích đầu tư các hoạt động dịch vụ như tài chính ,tín dụng ,bưu chính ,vận tải và dịch vụ du lịch …
Phát triển du lịch Tây Ninh gắn liền với việc bảo vệ ,tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các khu bảo tồn thiên nhiên; Đầu tư xây dựng các khu, cụm du lịch như: cụm thị xã – núi Bà Đen, cụm Thiện Ngôn - Căn cứ Trung ương cục . Kêu gọi đầu tư, phát triển mở rộng một số khu du lịch đã được quy hoạch như Khu du lịch Ma Thiên Lãnh (diện tích 96 ha, vốn đầu tư 215,56 tỷ đồng), khu vực ven chân núi Bà Đen, phát triển hồ Dầu Tiếng thành trung tâm phục vụ khách du lịch … Tây Ninh chú trọng phát triển các tuyến du lịch trọng điểm: cùng với các địa phương khác tạo những tour du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn đến những địa danh nổi tiếng của tỉnh cũng như mở tuyến du lịch lữ hành quốc tế sang Căm -pu -chia .
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu về du lịch của người dân sẽ tăng nhanh. Đây là cơ sở để ngành du lịch Tây Ninh phát triển mạnh trong thới gian tới .
3- Nông nghiệp:
Nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng, quyết định bước đi lên của tỉnh trong thập kỷ này. Do vậy, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa thực chất là quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nông nghiệp phải thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hoá, phục vụ cho công nghiệp, tiêu dùng và cho xuất khẩu.
Phát triển mạnh nền nông nghiệp thâm canh tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến để nâng dần tỷ trọng hàng xuất khẩu có hàm lượng chế biến cao;đã điều chỉnh lại quy hoạch diện tích mía ,mì ,cao su theo hướng mía chuyển xuống vùng thấp, mì, cao su ở vùng cao; kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt heo hướng nạc và các loại gia súc, gia cầm khác; phát triển mô hình nuôi tôm ,cá nước ngọt … từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi vào thị trường thế giới để tăng kim ngạch xuất khẩu, hướng phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, cân đối và bền vững.
4- Lâm nghiệp:
Định hướng phát triển lâm nghiệp đến năm 2010 là bảo vệ rừng hiện có, phát triển rừng phòng hộ để bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh rừng cây bản địa, phát triển trồng cao su, cây ăn quả lâu năm để bảo đảm hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.
Tỉnh Tây Ninh kêu gọi mọi nguồn lực để phát triển rừng, thông qua liên doanh, liên kết để đầu tư phát triển rừng, áp dụng những chính sách giao đất, giao rừng đến các tổ chức và hộ cá nhân để huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp.
5- Ngư nghiệp:
Phương hướng chung phát triển là khai thác tối đa nguồn nước mặt của sông, hồ trên địa bàn tỉnh để phát triển nghề nuôi cá, tôm một cách toàn diện, cung cấp hàng hóa cho thị trường và hướng tới xuất khẩu.
Tỉnh sẵn sàng tiếp nhận và tạo mọi điều kiện cho các dự án chuyển giao các kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến, các giống thuỷ sản giá trị cao. Tỉnh Tây Ninh đảm bảo thực hiện tốt các chính sách giao diện tích mặt nước lâu dài, ổn định cho ngư dân.

Văn hóa

Kiến trúc Chàm, nền văn minh Chàm và dân tộc Khmer được đánh giá cao như là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam.

Du lịch

Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Đài. Những người theo đạo này thờ Thiên Nhãn. Ngoài ra còn có đạo Phật, đạo Kitô và nhiều đạo khác.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh

Chủ tịch Nguyễn Văn Nên
 
Phó Chủ tịch Võ Hùng Việt
Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Giảm
 
Phó Chủ tịch Nguyễn Thảo
Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Tiến

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc