Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
Tin đăng ngày: - Xem: 4017

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam

ĐC: 90 đường Trần Phú, phường Quang Trung, thị xã Phủ Lý
Xem bản đồ:
Tel: 0351.852610
Email: info@hanam.gov.vn
Website: http://www.hanam.gov.vn
Đại diện: Trần Xuân Lộc

Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình, đông nam giáp tỉnh Nam Định và phía tây giáp tỉnh Hòa Bình. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội

Hành chính
Hà Nam bao gồm 1 thành phố Phủ Lý và 5 huyện:

  1. Thành phố Phủ Lý(6 phường , 6 xã )
  2. Huyện Bình Lục(1 thị trấn , 20 xã )
  3. Huyện Duy Tiên(2 thị trấn , 20 xã )
  4. Huyện Kim Bảng(2 thị trấn , 17 xã )
  5. Huyện Lý Nhân(1 thị trấn , 25 xã )
  6. Huyện Thanh Liêm(2 thị trấn , 18 xã )
  7. Hà Nam gồm 119 xã, phường và thị trấn

Các dự án kêu gọi đầu tư tại hà năm năm 2010

Điều kiện tự nhiên
Diện tích: 823,1 km²
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.900 mm
Nhiệt độ trung bình: 23-24 °C
Số giờ nắng trong năm: 1.300-1.500 giờ
Độ ẩm tương đối trung bình: 85%
Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Phía Tây của tỉnh (chủ yếu ở huyện Kim Bảng) có địa hình đồi núi. Phía Đông là đồng bằng với nhiều điểm trũng.

Giao thông
Đường thủy: sông Đáy, sông Hồng, sông Châu Giang...
Đường sắt: Đường sắt Bắc Nam, đường sắt cao tốc Bắc Nam.
Đường bộ: quốc lộ 1A, Quốc lộ 21, quốc lộ 39, đường cao tốc Bắc Nam
[sửa] Dân cư
Theo điều tra dân số 01/04/2009 Hà Nam có 785.057 người, giảm so với điều tra năm 1999 (811.126 người), chiếm 5,6% dân số đồng bằng sông Hồng, mật độ dân số 954 người/km². 91,5% dân số sống ở khu vực nông thôn và 8,5% sống ở khu vực đô thị. Dân cư đô thị chủ yếu ở thành phố Phủ Lý và các thị trấn: Hòa Mạc, Đồng Văn, Quế, Vĩnh Trụ, Bình Mỹ, Kiện Khê. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 1999 là 1,5%.

Kinh tế
Cơ cấu kinh tế năm 2005:

Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp-Làng nghề: 39,7%
Nông nghệp: 28,4%
Dịch vụ: 31.9%
Công nghiệp: chủ chốt là ximăng, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến. 6 nhà máy xi măng 1,8 triệu tấn/năm đang phấn đấu đạt 4–5 triệu tấn /năm. Đá khai thác 2, 5 triệu m3 (2005) tăng 2,26 lần so với năm 2000, Bia - nước giải khát đạt 25 triệu lít gấp 4,18 lần, vải lụa gấp 7 lần, quần áo may sẵn gấp 2 lần, ...
Hà Nam có trên 40 làng nghề. Có những làng nghề truyền thống lâu đời như dệt lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên), sừng mỹ nghệ (Bình Lục), gốm Quyết Thành, nghề mộc (Kim Bảng), thêu ren xã Thanh Hà (Thanh Liêm), ... Có làng đã đạt từ 40–50 tỷ đồng giá trị sản xuất, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, mây giang đan: 5,5 triệu sản phẩm; lụa tơ tằm: 0,695 triệu m; hàng thêu ren: 2,83 triệu sản phẩm, ...

Nông nghiệp: 28,4%
Cơ cấu nông nghiệp trong GDP giảm dần từ 39,3% năm 2000 còn 28,4% năm 2005. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 4,1% (2001-2005). Trong đó: trồng trọt tăng 1,7%, chăn nuôi tăng 6,7%, dịch vụ 31%, sản lượng lương thực đạt 420 tấn/năm, sản lượng thuỷ sản năm 2005 đạt 11.500 tấn, giá trị sản xuất trên 1 ha đạt 38,5 triệu đồng. - Hình thành vùng cây lương thực chuyên canh, thâm canh có năng suất cao ở ba huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục. Tại đây đầu tư vùng lúa đặc sản xuất khẩu có năng xuất cao. Chuyển diện tích trũng ở vùng độc canh, hoang hoá sang sản xuất đa canh để nuôi trồng thủy sản là 5.188 ha. Chuyển một phần đất màu sang trồng rau sạch chuyên canh và trồng hoa. - Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu: Tổng đàn bò 35.000 con; lợn 350.000 con; dê 16.000 con; gia cầm 3.350.000 con. Nhập bò sữa cung cấp cho nông dân là: 150 con. Đến nay đã phát triển được 355 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 30.000 tấn/năm.

Du lịch, dịch vụ:
- Về du lịch sinh thái: Hà Nam có nhiều điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn như: Khu du lịch đền Trúc thờ vị anh hùng Lý Thường Kiệt và Ngũ Động Thi Sơn là quả núi năm hang nối liền nhau cách thành phố Phủ Lý 7 km. Đã quy hoạch Khu du lịch Tam Chúc thuộc huyện Kim Bảng với quy mô gần 2000 ha với 9 khu chức năng. Diện tích mặt nước hồ khoảng 600 ha, diện tích phụ cận và khu du lịch sinh thái là 600 ha. Xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, sân gôn, quần vợt, công viên nước, nhà thuỷ tạ. Nơi đây cách chùa Hương 7 km, cách Hà Nội 70 km, Nam Định 40 km, Ninh Bình 45 km, Hưng Yên 40 km là điểm dừng chân cho khách du lịch nhiều tỉnh, nơi nghỉ dưỡng và giải trí vào các ngày nghỉ cuối tuần của khách thập phương, đang thu hút đầu tư. - Chùa Long Đọi Sơn ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Di tích Long Đọi Sơn được xếp hạng từ năm 1992. Hàng năm có trùng tu, tôn tạo để gìn giữ cho muôn đời sau. - Khu trung tâm du lịch thành phố Phủ Lý: Được xây dựng 2 bên dòng sông Đáy, giáp cửa sông Châu; có khách sạn 3 sao, 11 tầng, có khu du lịch bến thuỷ phục vụ du khách đi chùa Hương, Ngũ Động Sơn, chùa Bà Đanh, Hang Luồn. Nơi đây còn là địa điểm bơi thuyền dọc sông Châu, sông Đáy vãng cảnh nước non Phủ Lý. - Đền Trần Thương, ở huyện Lý Nhân, thờ quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Đến được xây dựng năm 1783; với diện tích 1,4 ha.

Lịch sử và văn hóa
Cách đây 225 triệu năm toàn bộ vùng đất của Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình còn nằm sâu dưới đáy biển. Cuối kỷ Jurat hay đầu kỷ Bạch phấn, một vận động tạo sơn đã tạo nên vùng đá vôi của 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình hiện nay. Đa số các núi đá phân bố dọc hữu ngạn sông Đáy, có rất ít ngọn nằm ở tả ngạn.

Khoảng 70 triệu năm trước đây, chế độ biển kết thúc, thay thế là một quá trình bồi tụ để hình thành đồng bằng cổ. Phù sa mới và việc hình thành đồng bằng trên cơ sở tạo nên vùng đất thấp là trầm tích trẻ nhất châu thổ Bắc bộ. Hà Nam là vùng đất được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, sông Đáy và thu nhận đất đai bị bào mòn từ vùng núi cao trôi xuống. Ngoài những ngọn núi, Hà Nam còn được bao bọc bởi những con sông. Đó là sông Hồng ở phía Đông, sông Đáy ở phía Tây, sông Nhuệ ở phía Bắc, sông Ninh ở phía Nam và nhiều con sông khác chảy trong tỉnh. Chính những điều kiện tự nhiên đã tạo cho vùng đất này các đặc trưng về văn hóa lịch sử của một khu vực giao thoa hay vùng đệm kết nối văn hóa từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và chính những đặc điểm này đã hình thành nên tính cách của người Hà Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Theo kết quả khảo cổ thì người nguyên thuỷ đã xuất hiện ở Hà Nam trên dưới 1 vạn năm vào buổi đầu thời kỳ đồ đá mới và đồ gốm thuộc nền văn hóa Hoà Bình, văn hóa Bắc Sơn. Cũng có thể do sự bùng nổ dân số từ sơ thời kỳ đại kim khí nên bắt đầu đã có cư dân xuống trồng lúa nước ở vùng chiêm trũng. Họ được xem như những người tiên phong khai thác châu thổ Bắc bộ.

Từ thời các vua Hùng, đất Hà Nam ngày nay nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ Giao Chỉ; đến thời nhà Trần đổi là châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đông Đô. Ngày 20/10/1908, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đem toàn bộ phủ Liêm Bình và 17 xã của huyện Vụ Bản và Thượng Nguyên (phần nam Mỹ Lộc) của tỉnh Nam Định, cùng với 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên (Hà Nội), nhập vào huyện Duy Tiên lập thành tỉnh Hà Nam. Tháng 4 năm 1965, Hà Nam được sáp nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà. Tháng 12 năm 1975, Nam Hà sáp nhập với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, năm 1992 tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình lại chia tách như cũ. Tháng 11 năm 1996, tỉnh Hà Nam được tái lập.

Văn hóa
Hà Nam là tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời và nền văn hóa dân gian phong phú, thể hiện qua các điệu chèo, hát chầu văn, hầu bóng, ả đào, đặc biệt là hát dậm. Đây cũng là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử.

Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu:

  • Lễ hội đền Trúc (còn gọi là hội Quyển Sơn) tổ chức ở xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng tổ chức từ mùng 6 tháng giêng đến mùng 10 tháng 2 âm lịch.
  • Hội chùa Đọi Sơn ở xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, thờ Phật, thờ Lê Đại Hành, Nguyên phi Ỷ Lan, và Lê Thánh Tông; hội tổ chức vào 21 tháng 3 âm lịch.
  • Lễ hội tịch điền: diễn ra tại Đọi Sơn, Duy Tiên là nơi vua Lê Đại Hành mở đầu nghi thức cày ruộng tịch điền trong lịch sử.
  • Hội đền Trần Thương ở xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, thờ Phật, thờ Lê Đại Hành, Nguyên phi Ỷ Lan, và Lê Thánh Tông; hội tổ chức vào 18 đến 20 tháng 8 âm lịch, đây là lễ hội lớn của vùng, có tổ chức bơi trải và nhiều trò vui khcs. Đền Trần Thương thờ Trần Hưng Đạo.
  • Hội làng Duy Hải ở huyện Duy Tiên, thờ Trần Khánh Dư, được tổ chức hằng năm và 22 tháng giêng.

Di tích lịch sử
Danh thắng Kẽm Trống thuộc xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, đây là nơi dòng sông Đáy chảy xen giữa hai dãy núi đá vôi tạo thành cảnh quan sơn thủy thơ mộng.

Đền Trúc-Ngũ Động Sơn: nằm tại thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, cách Phủ Lý hơn 7 km theo quốc lộ 21A. Tương truyền Lý Thường Kiệt trên đường chiến thắng trở về đã cho quân dừng ở đây để tế lễ và ăn mừng. Sau này để tưởng nhớ ông, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ dưới chân núi Cấm gọi là đền Trúc. Trong dãy núi còn có danh thắng Ngũ Động Sơn, là năm hang đá nối liền nhau thành một dãy động liên hoàn, có chiều sâu trên 100m.

Chùa Long Đọi: được xây dựng từ đời vua Lý Thánh Tông, chùa nằm ở toạ độ 105o30-186,01 kinh độ đông; 20o20-22,775 vĩ độ bắc. Chùa nằm trên đỉnh núi Đọi, với độ cao 79m so với mặt nước biển, thuộc địa phận xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên, cách thủ đô Hà Nội 50km về phía nam; cách thành phố Phủ Lý 10 km về phía đông bắc. Long Đọi sơn tự nằm trên thế đất cửu long. Toàn cảnh núi Đọi nhìn xa giống như một con rồng đất rất lớn nằm phục ở giữa đồng bằng vùng chiêm trũng. Tuy được xây dựng từ giữa thế kỷ XI nhưng thực sự phát triển và xây dựng bề thế vào năm 1118, đời vua Lý Nhân Tông, tháp Sùng Thiện Diên Linh đã được xây dựng với ý nghĩa cầu thiện.

Đền Lăng thuộc xã Liêm Cần, Thanh Liêm là nơi thờ các vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, tương truyền đây cũng là quê hương của Lê Hoàn.

Ngoài ra còn có động Cô Đôi (thiên cung đệ nhất động) ở Ba Sao, Ao Tiên, đầm Tiểu Lục Nhạc, sông Đáy, sông Châu...

Danh nhân
Nam Cao; Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến; Nguyễn Hữu Tiến; Phạm Tất Đắc:

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc