Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Công ty CP chè Văn Hưng
Tin đăng ngày: - Xem: 8776

Công ty CP chè Văn Hưng

ĐC: Huyện Yên Bình - Tỉnh Yên Bái
Xem bản đồ:
Tel: 029.3885170
Email:
Website:
Đại diện: Nguyễn Thị Minh

Những năm 90 của thế kỷ trước, vùng chè Văn Hưng - Yên Bình được ví như là “biểu tượng” của vùng chè Yên Bái, bởi những nương chè được trồng bài bản và đạt năng suất cao. Cũng tại nơi đây có nhà máy chè được đón nhận danh hiệu cao quý “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”. Ấy vậy mà hôm nay, đến vùng chè này man mác một nỗi xót xa, hàng chục ha chè bỏ hoang, người làm chè không còn mặn mà với chè nữa.
 
Những nương chè được chăm sóc, thu hái vẫn xanh tốt. 

Nói đến Yên Bái không thể không nói đến chè. Chè được trồng từ những năm 70 của thế kỷ trước, đến nay đã có gần 13 ngàn ha chè, sản lượng thu hái đạt trên 80 ngàn tấn búp tươi. Lớn thì phải kể đến vùng chè thị trấn Nông trường Trần Phú, thị trấn Nông trường Liên Sơn, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ và vùng chè Văn Hưng (Yên Bình). Trong đó, nổi hơn cả là vùng chè Văn Hưng với diện tích gần 500 ha, được trồng và quy hoạch rất bài bản.

Những năm 1990-1995, các địa phương khác phải rất nỗ lực mới đưa năng suất chè đạt 45-50 tạ/ha thì vùng chè Văn Hưng đã đạt 12-13 tấn/ha. Hàng năm, cứ vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 cả vùng chè nhộn nhịp, đông vui. Trên các triền đồi, đường làng, xe lớn, xe nhỏ hối hả chở nguyên liệu về nhà máy, trong các phân xưởng, từng tốp, từng tốp công nhân tấp nập vào ca. Công nhân nhà máy, nông dân trong vùng phấn khởi chăm bón, tỉa tót cho chè kỹ càng, bởi nó là cuộc sống, là cơm áo gạo tiền đối với mỗi gia đình. Nhưng vào những ngày cuối tháng 4/2010 này, chúng tôi trở lại vùng chè Văn Hưng, vẫn những đồi chè ấy, con người ấy mà giờ chè cằn cỗi, gốc nhiều hơn lá, thi thoảng lại có những đồi chè bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Không ít gia đình giờ đây không còn mặn mà với cây chè nữa, dẫu cây chè đã từng là nguồn sống chính của họ!

Ông Nguyễn Văn Thanh - Trưởng thôn Đá Voi, xã Thịnh Hưng là người có thâm niên hơn 30 năm làm chè, chua xót: “Nhìn những đồi chè trơ cành và hàng chục ha chè bị dân bỏ hoang mà tiếc, mà xót xa lắm chứ, nhưng biết làm sao được vì cơ chế, vì cuộc sống. Người làm chè không sống nổi bằng chè thì đành phải bỏ chè đi làm việc khác, thậm chí đi vác đá kiếm sống qua ngày. Cuộc sống của người dân trong thôn dựa vào cây chè, chè đã nuôi sống bao nhiêu gia đình, con cái có bát cơm để ăn, manh áo để mặc và được học hành cũng từ cây chè, thế mà hôm nay chỉ còn lại những người già làm chè thôi”. Thôn Đá Voi có 76 hộ dân thì tất cả đều làm chè, diện tích đã đạt trên 90ha, nhưng cho đến nay chỉ còn hơn 20 hộ, còn lại trả cho nhà máy, chấp nhận đi vác đá, làm cỏ, hái chè thuê. Từ năm 2009 đến nay, trong thôn có 19 hộ dân từ tỉnh Phú Thọ đến đăng ký tạm trú và nhận lại hàng chục ha chè để làm.

 

Hàng chục ha chè bị bỏ hoang, cỏ dại mọc quá đầu người.


Tại sao người dân, công nhân lại trả đồi chè cho Công ty? Trưởng thôn Nguyễn Văn Thanh lý giải: Làm chè vất vả là thế nhưng người làm chè không sống nổi bằng chè. Mỗi gia đình làm 1 ha chè, một năm thu hái được 8 tấn chè búp tươi, bán giá bình quân 2.700 đồng/kg búp mới được 21 triệu đồng, trong khi đó để đạt năng suất như vậy, người làm chè phải đầu tư 6,7 triệu đồng tiền phân bón, 1 triệu đồng tiền thuốc trừ sâu, 600 ngàn đến 1,2 triệu đồng tiền khấu hao nương chè, 250 ngàn đồng tiền thuê đất, đấy là chưa kể công sá, tiền thuê hái còn lãi lờ được là bao. Bình quân mỗi người làm chè một tháng chỉ cho thu nhập 400-500 ngàn đồng, thấp là thế mà từ tháng 11 năm 2009 cho đến nay Công ty vẫn chưa trả lương, làm sao người dân gắn bó với chè được? Số người dân từ nơi khác đến nhận chè để làm thử hỏi đã có ai gắn bó với cây chè quá 2 năm, hay họ chỉ đến nhận khoán rồi bóc mầu xong là bỏ của chạy lấy người? “Trong năm 2009 đã có 6 hộ dân nơi khác đến nhận chè rồi được một năm họ cũng đi đâu mất” - Ông Thanh cho biết thêm.

Để hiểu thêm cuộc sống người làm chè, chúng tôi đi một vòng quanh thôn, thi thoảng mới bắt gặp một ngôi nhà xây, còn là những ngôi nhà lá xiêu vẹo nằm ép mình bên các vệ gò,  trên các đồi chè vắng lặng, thi thoảng lại có đồi chè bỏ hoang, cỏ dại mọc quá đầu người. Đi mãi, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được ba bà lão đang hái chè. Thấy có khách lạ, cả ba bà dừng tay gạt những giọt mồ hôi trên gò má: Làm chè vất vả lắm, các chú ơi! Thanh niên, có sức lao động giờ không làm chè nữa đâu, chỉ còn những bà già như chúng tôi mới làm chè thôi. Chúng tôi đã làm chè hơn 20 năm nay rồi, giờ đã nghỉ hưu nhưng vẫn nhận một ít diện tích về làm, cải thiện thêm cuộc sống.

Bà lão tên Thìn nói xen: “Đúng là thế, nhưng nếu chịu khó đầu tư chăm bón vẫn có thể sống được bằng chè. Như gia đình tôi đây, nhận khoán của Công ty 5.000 m2 mỗi năm sau trừ chi phí cũng được ngót chục triệu đồng. Chỉ có điều nhận chè khoán của Công ty cơ chế ngặt nghèo quá, diện tích chè này được trồng từ những năm 70, vậy mà nay vẫn bắt người nhận chè trả tiền khấu hao nương chè 600 ngàn đồng/ha, tiền thuê đất 480 ngàn đồng. Đã vậy, khi thu hái chè chúng tôi lại không thể quyết định được giá bán, dẫu giá bên ngoài mua cao hơn giá của Công ty.

Bên cạnh đó, Công ty lại nợ tiền vài ba tháng sau, thậm chí bán chè từ đầu năm đến cuối năm vẫn chưa thanh toán tiền. Người dân, người nghỉ hưu còn đỡ, chứ công nhân nhà máy còn bị thu 100% tiền đóng bảo hiểm xã hội, nhưng Công ty có đóng bảo hiểm xã hội cho họ không thì chỉ Công ty mới rõ? Mong muốn của hầu hết người làm chè là Công ty không thu tiền khấu hao nương chè nữa, bởi những đồi chè này đã thu hái 25-30 năm rồi, còn khấu hao gì! Hàng năm, Công ty nên tổ chức ký hợp đồng thu mua sản phẩm giá ổn định, hợp lý với các hộ dân cùng với sự chứng kiến của chính quyền địa phương.

Trong thu mua phải sòng phẳng và phải có ban đánh giá chất lượng sản phẩm với sự tham gia của người lao động để tránh tình trạng ép cấp ép giá. Một vấn đề nữa là Công ty khi mua chè phải trả tiền sòng phẳng, không nợ dây dưa kéo dài như thời gian qua. Đó có lẽ không chỉ là mong muốn của bà Thìn mà là của cả hàng ngàn hộ dân, công nhân làm chè ở vùng chè Văn Hưng. Và chỉ có làm được như vậy người làm chè mới yên tâm đầu tư, gắn bó với cây chè.

 

Dây chuyền sản xuất chè CTC khá hiện đại của Công ty cổ phần Chè Văn Hưng.


Đem những điều thấy ở vùng chè và những ý kiến của người làm chè Văn Hưng trao đổi với ông Nguyễn Nam Phương - Phó giám đốc Công ty, ông Phương phủ nhận là không có diện tích chè bị bỏ hoang, đó là những diện tích chè già cỗi, Công ty đang chuẩn bị chặt trồng cải tạo lại! Ông Phương cũng khẳng định là trên 80% người dân, công nhân vùng chè vẫn tâm huyết với chè, sống chết với chè, chỉ có một số ít trả lại.

Số diện tích chè bị công nhân, người dân trả lại cũng đã giao khoán hết, thậm chí giao khoán cho cả những người từ địa phương khác. “Chúng tôi làm chè phải biết chứ! Có phải đã giao chè cho dân, dân muốn làm gì thì làm đâu, Công ty có người giám sát hết. Người này không làm thì có người khác làm, lo gì! Năm 2010, Công ty vẫn xây dựng kế hoạch sản xuất thu mua 4.725 tấn chè búp tươi, chế biến 1.050 tấn chè thành phẩm. Công ty vẫn đảm bảo mua hết chè cho dân với giá thoả thuận”. Vâng, giá thoả thuận nhưng người dân đâu được thoả thuận, giá là do Công ty lập ra và quyết định, người làm chè đem chè đến, nhà máy bảo giá bao nhiêu thì biết bấy nhiêu. Đem chè bán cho nơi khác thì không đủ sản phẩm trả Công ty, Công ty phạt, bán thì giá thấp cuộc sống không đảm bảo, người làm chè cũng khổ lắm thay!

Rời vùng chè Văn Hưng, trên đường về nhìn những đồi chè "sống chung với cỏ" đã vài ba năm nay mà xót xa. Để trồng được những đồi chè như vậy chí ít cũng mất 40 triệu đồng và phải ba, bốn năm mới cho thu hoạch. Chính những đồi chè kia đã nuôi sống bao nhiêu con người, biết bao kỹ sư, bác sỹ, cán bộ, công chức lớn lên từ những đồi chè ấy, sao lại bạc với chè? Và cho đến bao giờ Công ty, nhà máy mới chung một nhịp cầu? Những đồi chè bỏ hoang kia, dù lãnh đạo Công ty nói không có diện tích bỏ hoang, nhưng thực tế đồi chè vẫn hoang. Còn đâu hình ảnh đẹp của một vùng chè trù phú những năm xưa!

Thị trường xuất khẩu chính hiện nay của Công ty là: Hà Lan, Ấn Độ, Pakistan, Tập đoàn chè Viễn Đông....Công ty còn sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông - lâm - hải sản khác. Đến với Văn Hưng, bạn có thể tìm được người bạn hàng tin cậy và còn có thể thăm khu du lịch vùng hồ Thác Bà với nhiều tiềm năng thắng cảnh đẹp.

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc