Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
FANPAGE FACEBOOK
 
Bản in
Ủy ban nhân dân Thành phố Bắc Giang
Tin đăng ngày: - Xem: 5030

Ủy ban nhân dân Thành phố Bắc Giang

ĐC: Số 41 - Ngô Gia Tự - phường Trần Phú - Thành phố Bắc Giang
Xem bản đồ:
Tel: 0240 3.854.872
Email: thaidv_tpbg@bacgiang.gov.vn
Website: http://www.bacgiangcity.gov.vn
Đại diện: Chủ tịch UBND TP: Dương Văn Thái

Thành phố Bắc Giang - Là địa danh lịch sử, xưa thuộc Bộ Vũ Ninh... là trấn thứ tư, trong bốn kinh trấn và đứng đầu phên dậu phía Bắc của quốc gia Đại Việt, có vị trí quân sự trọng yếu gắn liền với chiến thắng Xương Giang vẻ vang, muôn thủa còn truyền ...
 
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHỐ BẮC GIANG

Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc Giang, nằm ở tọa độ 21009’ - 21015’ vĩ độ bắc và 106007’ - 106020’ kinh độ đông; phía Bắc giáp huyện Tân Yên; phía Đông giáp huyện Lạng Giang; phía Nam giáp huyện Yên Dũng; phía Tây giáp huyện Việt Yên; diện tích tự nhiên 32,2 km2, gồm 11 đơn vị hành chính (7 phường, 4 xã); dân số 102.352 nhân khẩu, trong đó khu vực thành thị 68.394, khu vực nông thôn 33.958 (số liệu Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009) và nhiều các cơ quan Trung ương, quân đội, các cơ quan của tỉnh, doanh nghiệp đóng trên địa bàn. 

 Thành phố Bắc Giang - Là địa danh lịch sử, xưa thuộc Bộ Vũ Ninh... là trấn thứ tư, trong bốn kinh trấn và đứng đầu phên dậu phía Bắc của quốc gia Đại Việt, có vị trí quân sự trọng yếu gắn liền với chiến thắng Xương Giang vẻ vang, muôn thủa còn truyền do nghĩa quân Lam Sơn - Nguyễn Trãi chỉ huy, tiêu diệt hoàn toàn 10 vạn quân viện binh do Liễu Thăng chỉ huy đã kết thúc 20 năm đô hộ của triều đại phong kiến nhà Minh; bên cạnh đó còn là một trong những trung tâm kinh tế - văn hoá được hình thành và phát triển từ thời kỳ đầu Công Nguyên; từng là Phủ Lỵ Lạng Giang (thành Xương Giang, thành Châu Xuyên), huyện lỵ Bảo Lộc (thành Thọ Xương), huyện lỵ Phượng Nhỡn (thành Dĩnh Kế).

Dưới thời Pháp thuộc, ngày 11/7/1888 đơn vị hành chính “Phủ Lạng Thương” ra đời. Ngày 10/10/1895 tỉnh Bắc Giang được thành lập, Phủ Lạng Thương trở thành tỉnh lỵ tỉnh Bắc Giang. Từ một căn cứ quân sự, Phủ Lạng Thương đã trở thành một đô thị với nhiều phố lớn, nhà ga, bến cảng, khách sạn, bưu điện, câu lạc bộ, trường học, công viên, sân vận động... Trong Cách mạng tháng 8/1945, Phủ Lạng Thương là một trong những địa phương sớm khởi nghĩa và giành chính quyền (ngày 17/8/1945). Từ năm 1959 thị xã Phủ Lạng Thương đổi tên là thị xã Bắc Giang.Từ năm 1963, tỉnh Hà Bắc được thành lập trên cơ sở hợp nhất 02 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, thị xã Bắc Giang tiếp tục là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh.

Trong kháng chiến chống Mỹ, thị xã Bắc Giang là nơi diễn ra nhiều trận đánh trả máy bay Mỹ oanh liệt, bảo vệ thị xã, bảo vệ tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn. Nơi đây có nhiều phong trào hoạt động của các tổ chức đoàn thể nhân dân, tiêu biểu là hội Mẹ chiến sỹ xã Đa Mai với phong trào vá áo bộ đội đã đi vào lịch sử với bài ca “Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa” còn vang mãi; nhiều con em thị xã Bắc Giang đã hy sinh anh dũng trên các chiến trường và ngay trên mảnh đất quê hương, góp phần cùng cả nước đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Với những đóng góp, những chiến công và thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng, thị xã Bắc Giang đã có hàng ngàn lượt tập thể, cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao qúy. Trong đó thị xã được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ”, Huân chương lao động hạng Nhì trong thời kỳ đổi mới; 05 phường, xã được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ”; phong tặng và truy tặng 26 danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng. Thị xã đã 4 lần vinh dự được đón Bác Hồ về thăm, làm việc với tỉnh và thị xã (năm 1955, 1959, 1961 và 1963). 

 Từ năm 1997, sau khi chia tách tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh (Bắc Giang và Bắc Ninh), thị xã Bắc Giang vẫn là tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Giang. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, thị xã Bắc Giang đã có những bước phát triển nhanh về mọi mặt xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật của tỉnh và là một trong những trung tâm chuyên ngành cấp vùng. Tháng 12 năm 2003, thị xã Bắc Giang đã được công nhận là đô thị loại III và tháng 6 năm 2005 Chính phủ có Nghị định thành lập thành phố Bắc Giang thuộc tỉnh Bắc Giang.   

Đặc trưng khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 - 10, mùa khô từ tháng 11- 3. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,20C - 23,80C. Độ ẩm trung bình từ 83 - 84%. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 - 1.730mm. Nhìn chung, các điều kiện tự nhiên của thành phố Bắc Giang thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài.

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch (đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng; ở vào vị trí đầu mối giao thông cấp liên vùng quan trọng: nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ 1A cũ và mới, 31, 37, tỉnh lộ 398; các tuyến đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Kép - Hạ Long, Hà Nội - Kép - Thái Nguyên chạy qua; có tuyến đường sông nối thành phố với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải Phòng; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng và các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Lạng Sơn.

Tiềm năng du lịch trên địa bàn thành phố gồm: 02 điểm du lịch tự nhiên và 42 di tích (10 di tích cấp quốc gia, 4 di tích cấp tỉnh) đều đã và đang được khai thác như: Hạ tầng 2 bờ đê Sông Thương; điểm du lịch Quảng Phúc; các di tích Chùa Kế, nghè Cả (xã Dĩnh Kế); chùa Thành, đình Thành... và 34 lễ hội truyền thống (01 lễ hội cấp tỉnh) như: lễ hội kỷ niệm chiến thắng Xương Giang; chùa Hồng Phúc (phường Trần Nguyên Hãn); chùa Dền (phường Lê Lợi). Một số lễ hội và làng nghề truyền thống (Bún Đa Mai, Bánh Đa Kế) được duy trì thường xuyên, có ý nghĩa dân gian và kinh tế đang từng bước hấp dẫn du khách...

 Thành phố Bắc Giang trước kia và nay được biết đến với vai trò là một trong những trung tâm lớn của vùng về công nghiệp đạm - hoá chất, công nghiệp may mặc, đồng thời là trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc cho miền Bắc, cũng như là nơi tập kết các sản phẩm nội địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Thành phố có 02 làng nghề truyền thống, một số cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn với hệ thống các khu, cụm công nghiệp lớn của tỉnh liền kề thành phố như: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng... đó những thuận lợi cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội và đô thị.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, thành phố Bắc Giang luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Với lợi thế về vị trí địa lý, đầu mối giao thông liên vùng, trong những năm qua hoạt động thương mại - dịch vụ thành phố Bắc Giang liên tục phát triển, tiếp cận với nền kinh tế thị trường và thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,5%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2008 đạt 9.153 tỷ đồng. Các loại hình thương mại - dịch vụ ngoài quốc doanh không ngừng tăng, năm 2008 thành phố có 5.779 doanh nghiệp, hộ kinh doanh (tăng 612 cơ sở so năm 2005), với tổng số vốn trên 2.700 tỷ đồng. Hoạt động Tài chính - Ngân hàng và một số ngành dịch vụ: Giao thông - Vận tải, Bưu chính - Viễn thông, các dịch vụ phục vụ phát triển Công nghiệp - TTCN, Nông nghiệp... ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Cơ sơ hạ tầng thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư; đã xây dựng, đưa vào sử dụng 01 chợ trung tâm (chợ Thương) và 05 chợ khu vực (chợ Kế, chợ Hà Vị, chợ Đa Mai, chợ Tiền Môn và chợ Quán Thành) với tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Các công trình điểm vui chơi, trung tâm thương mại, siêu thị, trụ sở ngân hàng... được đầu tư xây dựng mới, tạo bộ mặt đô thị khang trang và nếp sống văn minh thương mại của người dân thành phố. Sản xuất CN-TTCN tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,05%. Giá trị sản xuất CN-TTCN trên địa bàn năm 2008 đạt 1.150 tỷ đồng, tăng 56% so năm 2005. Đã và đang triển khai 10 cụm và điểm công nghiệp, diện tích 152,3ha (trong đó xây dựng và lấp đầy cụm CN Thọ Xương, cụm CN Dĩnh Kế, cụm CN số 2 Xương Giang, điểm công nghiệp Dĩnh Kế); thu hút 52 doanh nghiệp vào đầu tư với tổng vốn trên 250 tỷ đồng; ngoài ra đã thu hút 33 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn thành phố với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Ngành nghề truyền thống được quan tâm và phát triển, triển khai xây dựng thương hiệu mỳ Kế (xã Dĩnh Kế). Trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.

Công tác quản lý và chỉnh trang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh có chuyển biến tích cực; hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư, từ năm 2006 đến nay đã triển khai trên 45 dự án với tổng mức đầu tư trên 800 tỷ đồng. Riêng trong năm 2008, đã thực hiện bồi thường GPMB 30 dự án, diện tích 146,2ha, kinh phí 174,9 tỷ đồng; trong đó hoàn thành và cơ bản hoàn thành bồi thường GPMB một số dự án lớn, như: dự án Cầu Mỹ Độ, hạ tầng đê sông Thương, dự án thoát nước và vệ sinh môi trường, tiểu khu dân cư dãy 2, 3, 4 đường Nguyễn Thị Lưu 2, khu dân cư số 2, khu dân cư Cống Ngóc - Bến xe... Đã và đang xây dựng 09 khu dân cư; 02 khu du lịch và Công viên trung tâm; đặc biệt đang triển khai thực hiện Dự án thoát nước vệ sinh môi trường bằng vốn ODA Đan Mạch (giai đoạn I) trên 310 tỷ VNĐ. 100% đường phố mới đã đặt tên và 88,2% đường giao thông ngõ, xóm có điện chiếu sáng; tỷ lệ đường giao thông cơ sở được kiên cố hóa toàn thành phố đạt 94%, trong đó khu vực nội thành đạt 100%; cơ sở vật chất trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt văn hoá, điểm vui chơi, công viên, khuôn viên, cây xanh, lát mới vỉa hè... được thường xuyên quan tâm đầu tư và nâng cấp. Đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch “Nâng cao chất lượng đô thị và quản lý đô thị”, Quy định về quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố; công tác quản lý quy hoạch và xây dựng chặt chẽ hơn; tình hình tai nạn giao thông từng bước được kiềm chế; trật tự đô thị, trật tự vỉa hè, lòng đường và vệ sinh đường phố có chuyển biến rõ nét..., giải quyết khá tốt vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị.  

Lĩnh vực văn hóa - xã hội luôn được quan tâm. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được chú trọng theo phương châm 3 hoá (xã hội hoá, chuẩn hoá, hiện đại hoá), tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 89,3%, có 23 trường chuẩn Quốc gia (đạt 63,8%), 11/11 phường, xã đều có trung tâm học tập cộng đồng, chất lượng giáo dục luôn duy trì vị trí tốp đầu của tỉnh. Công tác đào tạo, dạy nghề được quan tâm và có nhiều chuyển biến; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2008 đạt 36,1%. Hiện trên địa bàn thành phố có 8 ngành đào tạo học nghề với 15 trường Trung học chuyên nghiệp; trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề; giáo dục thường xuyên và cao đẳng... mỗi năm có hơn 16.000 học sinh, sinh viên được đào tạo.

Mạng lưới y tế ngày được mở rộng với hệ thống các Bệnh viện, trạm chuyên khoa tuyến tỉnh và 99 cơ sở khám chữa bệnh hành nghề y dược tư nhân, 845 giường bệnh, hơn 1.000 y, bác sỹ; hệ thống y tế cơ sở được chuẩn hóa, 10/11 phường, xã đạt “chuẩn Quốc gia về y tế xã” đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đạt được nhiều kết quả tích cực, thực hiện nếp sống văn minh đô thị của người dân có chuyển biến, thiết chế văn hóa được củng cố tăng cường. Hằng năm có gần 90% hộ đạt gia đình văn hoá, 70% thôn, tổ dân phố, 60% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hoá, gần 40% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Thực hiện tốt chính sách xã hội, giải quyết việc làm. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện về mọi mặt, số hộ khá và giầu tăng, hộ nghèo giảm còn dưới 0,5%, đặc biệt thành phố đã tập trung triển khai thực hiện xóa 100% nhà ở tạm cho các hộ nghèo.

Công tác cải cách hành chính được chú trọng thực hiện, nhất là cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân; thành phố đã đưa “Một cửa” theo hướng hiện đại và liên thông vào hoạt động gắn với áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000. Bộ máy chính quyền từ thành phố đến cơ sở được kiện toàn, củng cố; hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở có chuyển biến tích cực. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, thực hiện các quyết định, kết luận có hiệu lực pháp luật và ý kiến cử tri đạt kết quả khá hơn. Thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh có chuyển biến tốt; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định.

Công tác xây dựng, củng cố tổ chức đảng, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên được quan tâm, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng được giữ vững. Chất lượng hoạt động của HĐND, UBND từ thành phố đến các phường, xã được nâng lên. Vai trò của MTTQ, các đoàn thể nhân dân được tăng cường, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, các phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh tích cực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020

Trên cơ sở Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2007 - 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Mục tiêu đặt ra là xây dựng thành phố Bắc Giang phát triển nhanh, có trọng tâm và bền vững, phấn đấu đưa nhịp độ tăng trưởng đạt 19,6%/năm giai đoạn 2006 - 2010; khoảng 17,4%/năm giai đoạn 2011 - 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp và Xây dựng - Nông nghiệp - Thủy sản; đời sống của người dân được nâng cao; kết cấu hạ tầng đô thị từng bước đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại.

Phát triển mạnh các hoạt động văn hoá - xã hội, khoa học kỹ thuật; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường; quan tâm chăm lo giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội bức xúc; nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh - trật tự, an toàn xã hội; tăng cường củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.

Trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ thực hiện mở rộng địa giới hành chính thành phố từ 32,2 km2  hiện nay lên khoảng 75 km2, dân số gần 17 vạn người; phát triển đô thị thành phố về hướng Tây, Nam và Bắc, chủ yếu là về phía Nam và Tây Nam thành phố, theo 2 bờ sông Thương; thành phố được tổ chức thành 3 phân khu chính: khu vực nội thành hiện tại là nơi đặt trung tâm hành chính của tỉnh và thành phố; Khu đô thị phía Nam Quốc lộ 1A mới và khu đô thị mới phía Tây. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại; bố trí hài hòa, hợp lý các trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại, xây dựng trung tâm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bệnh viện, các công viên, cây xanh, mặt nước, trung tâm thể dục thể thao…

Đối với khu vực nông thôn, sẽ tập trung đầu tư xây dựng các chợ khu vực, kiên cố hóa trường lớp học, cứng hóa đường giao thông cơ sở, cấp nước sạch, hệ thống tiêu thoát nước, cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng… ở các khu vực nông thôn ngoại thành (mới mở rộng).

Thành phố đã và đang cụ thể hóa, xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch; theo lộ trình từ nay đến năm 2010 thành phố sẽ tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, chỉnh trang đô thị… phát triển đô thị hiện tại khang trang; đồng thời chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hoàn thành mở rộng địa giới hành chính thành phố trong giai đoạn 2011 - 2015; từ giai đoạn này cho đến năm 2020 sẽ tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, phấn đấu cơ bản tiến dần và đạt các tiêu chí của đô thị loại II vào cuối kỳ quy hoạch.

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc