Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
Bản in
Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Tin đăng ngày: 29/12/2018 - Xem: 19891

Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ

ĐC: Xã Nghi Kim - Thành phố Vinh - Nghệ An
Xem bản đồ:
Tel: 0383.514.625
Email: asincv@vnn.vn
Website: http://asincv.gov.vn
Đại diện: Nguyễn Văn Tuất

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng Bắc Trung bộ bao gồm 6 tĩnh: Thanh hóa, Nghệ an, Hà Tĩnh, Quảng Bình , Quãng Trị, Thừa Thiên Huế, đây là một trong 7 vùng kinh tế của đất nước có địa hình, khí hậu, đất đai phong phú gồm các tiểu vùng sinh thái khác nhau thích hợp cho sự phát triển nhiều loại cây trồng và vật nuôi.

Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 5,151 triệu ha (bằng 15,64% diện tích cả nước). Diện tích đất nông nghiệp là 754,2 nghìn ha (bằng 8,02% diện tích của cả nước). Dân số Bắc Trung bộ có khoảng hơn 10 triệu người (chiếm 13% dân số của cả nước). Trong đó khoảng 5 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, đến nay Bắc Trung Bộ vẫn là vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Để thúc đẩy và góp phần đẩy nhanh sự  phát triển KH&CN và kinh tế xã hội cho vùng Bắc Trung bộ,  Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ được thành lập theo Quyết định số 220/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 02/2006/QĐ-BNN ngày 10 tháng 1 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Chức năng của Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ là nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về nông nghiệp góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng Bắc Trung bộ.

II. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH VỀ NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.

a. Nghiên cứu thu thập và đánh giá nguồn thực liệu phục vụ công tác chọn tạo giống cây trồng.
Viện đã tập trung thu thập nguồn thực liệu cây trồng phong phú trong đó ưu tiên nguồn gen chống chịu đạo ôn, bạc lá lúa, chống chịu bệnh héo xanh, bệnh gỉ sắt đối với lạc và đậu tương, chống chịu bệnh Tristesa và bệnh Greening đối với cây có múi, các giống cây trồng có khả năng chống chịu khô hạn, chống chịu nóng, chống chịu lạnh… để làm thực liệu trong công tác chọn tạo và cải tiến giống cây trồng, phù hợp với sinh thái. Đến nay Viện đã thu thập được 130 giống lúa, 48 giống lạc, 25 giống đậu xanh và 15 giống sắn triển vọng. 30 giống ngô, 30 giống khoai lang, 32 giống hoa các loại. Thu thập và lưu giữ 9 loài cây ăn quả với tổng số 240 mẫu giống. Tiến hành nghiên cứu tập đoàn 37 giống cà phê khác nhau và vườn sản xuất chồi nguyên chủng gồm 4 dòng triển vọng; Viện còn thu thập và lưu giữ đánh giá vườn tập đoàn cao su gồm 70 mẫu giống.

b. Nghiên cứu cây lương thực
Kết quả nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp Khoa học công nghệ đảm bảo phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm có hiệu quả cho vùng Duyên Hải Miền Trung” đã xác định được bộ giống lúa, bộ giống ngô, sắn và khoai lang có năng suất chất lượng cao bao gồm: 5 giống lúa (Xi23, NX30, HT1, LT2, Nhị Ưu 725, Khải Phong1, BT1) có năng suất cao, có thời gian sinh trưởng khác nhau có thể đưa vào cơ cấu ở các thời vụ khác nhau ở Bắc Trung Bộ nhằm tăng năng suất và sản lượng lúa và né tránh thiên tai. Một số giống lúa do Viện chọn tạo đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận và cho phép mở rộng diện tích gieo trồng như: Giống lúa BT1 (Bắc Trung Bộ 1), lúa lai Nhị Ưu 725, Dưu 725, giống lúa đặc sản LT2…

Viện đã triển khai đề tài chọn giống lúa năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh đặc biệt bệnh là chống bệnh đạo ôn, bạc lá. Đã thực hiện và thí nghiệm trên 500 tổ hợp lai (lai đơn, lai kép và lai ngược) nhằm thu được các tổ hợp lai, các con lai theo hướng phù hợp vùng sinh thái Bắc Trung Bộ. Đến nay Viện đã xác định được trên 20 dòng lúa triển vọng và đang tiếp tục chọn lọc ổn định về các đặc tính di truyển để mở rộng trong sản xuất.
Bắc Trung bộ, đặc biệt 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá có diện tích lúa lai lớn nhất cả nước (trên 220.000 ha/năm), Viện đã sớm tập trung nghiên cứu công nghệ sản xuất lúa lai F1. Từ kết quả nghiên cứu của mình Viện đã cùng với Trung tâm nghiên cứu lúa lai xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống lúa lai F1 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đạt năng suất từ 2.500-3.800 kg/ha trên diện tích rộng. Hàng năm Viện đã triển khai thử nghiệm gần 100 giống lúa lai và các tổ hợp lúa lai khác nhau nhằm giới thiệu cho sản xuất các giống lúa lai có năng suất cao, chất lượng tốt. Các giống lúa lai đã được Viện tuyển chọn và tham gia tuyển chọn đưa vào sản xuất trên hàng nghìn ha tại Bắc Trung Bộ là: Nhị Ưu 838, D.Ưu527, D.ưu725, Nhị ưu 725, Khải Phong số 1…Ngoài ra Viện còn hợp tác nghiên cứu với Học Viện Nông nghiệp Quảng Đông, Công ty giống cây trồng Quốc Hào (Tứ Xuyên) để đưa ra sản xuất một số giống lúa lai mới như: Quốc Hào 1 (QH1), Nhị ưu 725, Tianyo128, Tianyo 998 … Các biện pháp thâm canh lúa trên cơ sở 3 giảm 3 tăng, thâm canh theo hệ thống (SRI) cũng được triển khai tại Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ và đang từng bước hoàn thiện để quảng bá rộng trong sản xuất lúa.

Viện đã tiến hành nghiên cứu xác định các giống khoai lang, các giống sắn đồng thời xây dựng quy trình ký thuật thâm canh tổng hợp. Qua nghiên cứu đã xác định được 2 giống sắn NA1 và KM94 cho năng suất cao và ổn định ở vùng Bắc Trung Bộ. Với qui trình kỹ thuật thâm canh của Viện, giống sắn NA1 đạt năng suất cao trên 40 tấn/ha trên diện rộng. Một số giống khoai lang cho năng suất cao như K51, J1, J2 cho năng suất từ 15-25 tấn/ha (tăng 70-90% so với đối chứng). Hiện tại các giống khoai lang đang được mở rộng sản xuất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

c. Nghiên cứu cây lạc và đậu
Cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu, vừng… là một trong những cây lợi thế của vùng, vì vậy Viện đã tập trung trong lai tạo và tuyển chọn bộ giống lạc, bộ giống đậu có năng suất cao và chất lượng cao phù hợp vùng sinh thái Bắc Trung Bộ. Các nghiên cứu về lai tạo, tuyển chọn xây dựng qui trình kỹ thuật thâm canh và thử nghiệm ở các vùng sinh thái, Viện đã xác định được bộ giống lạc thích hợp cho vùng bao gồm các giống: L08, L14, L20, L23, V79; các giống đậu tương năng suất cao: DT13, DT22 các giống đậu xanh mới năng suất cao hơn hẳn giống đối chứng gồm: KP11, VN93-11 và VN93-3. Song song với việc  quảng bá các giống mới năng suất cao Viện đã nghiên cứu hoàn thiện qui trình kỹ thuật sản xuất lạc, qui trình kỹ thuật sản xuất đậu tương, qui trình sản xuất đậu xanh… đạt năng suất cao và chất lựong tốt tại vùng Bắc trung bộ. Đặc biệt lần đầu tiền ở Việt nam Viện KHKTNN Bắc Trung bộ đã công bố qui trình thâm canh sản xuất lạc đạt năng suất trên 5 tấn/ha. Đây là kết quả của sự kết hợp rất nhiều yếu tố kỹ thuật thâm canh lạc, kết hợp kinh nghiệm bản địa và của quốc tế về thâm canh lạc.

d. Nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp
Cây ăn quả và cây công nghiệp là những cây đặc thù lợi thế của vùng, có giá trị kinh tế cao đang được tập trung nghiên cứu và phát triển. Trước hết phải nói đến cam Xã Đoài, một trong những đặc sản của Nghệ An nói riêng và của Bắc Trung bộ nói chung. Viện đã triển khai nghiên cứu thành công đề tài: “Nghiên cứu phục hồi và phát triển cam đặc sản Xã Đoài ở vùng nguyên sản”. Đã ứng dụng kỹ thuật chỉ thị phân tử để đánh giá tính khác biệt giữa các giống Cam: cam Vân Du, Sông con, Xã Đoài và cam Xã Đoài gốc. Đã sử dụng phương pháp vi nhân và sử dụng kỹ thuật ELISA, PCR để chọn giống sạch bệnh, dung kỹ thuật vi ghép và đến nay đã chọn được 50 cây cam Xã Đoài thế hệ S0 sạch bệnh từ các cây đầu dòng. Đã và đang sản xuất hàng loạt cây cam Xã Đoài sạch bệnh đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hội đồng khoa học cấp tỉnh đã công nhận 5 cây cam đầu dòng mang mã số X9NDH0112, X8NDNG1, XINDRH4, Q3NDHHV1111 và X9NDH4). Đây là thực liệu quan trọng được lưu giữ tại bản địa để sử dụng mắt ghép sản xuất cây đầu dòng
Nhằm nhân nhanh bằng phương pháp vi ghép các giống cam, quýt và cây có múi khác, Viện đã tiến hành nghiên cứu các tổ hợp gốc ghép. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 2 loại gốc ghép thích hợp cho một số giống cam quýt trồng phổ biến hiện nay.
Viện đã nghiên cứu thành công phương pháp nhân giống thích hợp cho một số cây ăn quả có múi, dứa Cayen, Cà phê đặc biệt là phương pháp giâm hom cho cà phê. Đã xác định được phương pháp thiết kế nhà giâm hom và thời gian lưu giữ các loại thực liệu thích hợp tại Nghệ An. Đã xây dựng được các mô hình vườn cây ăn quả chất lượng cao như: Nhãn, vải, xoài, cam tại Trung tâm cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ.
Viện đã tiến hành nghiên cứu tập đoàn 37 giống cà phê chè, xây dựng vườn sản xuất chồi cây nguyên chủng gồm 4 dòng. Qua nghiên cứu đã xác định được 2 giống trong tập đoàn cho năng suất cao, đặc biệt dòng K3 cho năng suất hạt từ 2,2 – 2,6 tấn/ha cao hơn giống cà phê chè Catimo là 20-35%. Viện đã tiến hành mô hình sản xuất cà phê và giới thiệu qui trình thâm canh cà phê chè trên đất đỏ Bazan. Viện đã hợp tác với viện Nghiên cứu cao su đánh giá hơn 70 mẫu giống cao su và đã xác định được 3 giống cao su sinh trưởng khỏe, lượng mủ và hàm lượng mủ khô cao hơn hẳn so với các giống đối chứng đó là các giống: RRIM712, SCATC8813, LH82/122.

e. Nghiên cứu rau và hoa
Bắc Trung bộ có khí hậu đặc thù và khắc nghiệt tuy nhiên hoa và rau là nhu cầu cấp thiết của vùng. Do vậy Viện đã triển khai thu thập hàng chục giống hoa và rau để nghiên cứu tính thích ứng đối với vùng Bắc trung Bộ và đã nghiên cứu thành công qui trình sản xuất theo hướng sản phẩm an toàn đối với một số loài rau ở Bắc trung bộ. Sản phẩm đã được hệ thống siêu thị Metro tại Việt nam chấp nhận và đặt mua hàng trăm tấn từ năm 2007 đến nay. Viện cũng đã hoàn thiện quy trình sản một số loài hoa có giá trị cao như: Hoa lyli, hoa loa kèn. Quy trình sản xuất hoa và rau đang được các địa phương tiếp nhận để mở rộng sản xuất. Kết quả nghiên cứu về rau đã xác định được giống bắp cải Green helmet có năng suất cao và chịu nhiệt khá tốt; giống hoa lyli Sorbone do Viện chọn lọc cho vùng cũng đang được nhiều địa phương đề nghị chuyển giao để sản xuất phục vụ tiêu dùng.

Trung tâm tiệc cưới Cung Lễ Hội
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Trung tâm tiệc cưới Cung Lễ Hội
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Hôm nay: 4,322 | Tất cả: 72,402,957
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc
   
Facebook chat