Đăng ký Doanh nghiệp vào Danh bạ 0915.050.067 - Email: truyenthongcongnghe@gmail.com
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ
Bản in
Uỷ ban nhân dân huyện Con Cuông
Tin đăng ngày: - Xem: 7909

Uỷ ban nhân dân huyện Con Cuông

ĐC: Khối 2 Thi trấn Con Cuông - Nghệ An
Xem bản đồ:
Tel: 383873102
Email:
Website:
Đại diện:

Thông tin huyện Con Cuông - Diện tích: 1.744,51 km2

- Dân số năm 2003: 66,3 nghìn người

- Đơn vị hành chính: 12 xã, 1 thị trấn

- Tốc độ tăng trưởng GDP: 12,4%/năm (2001 - 2003)

- Cơ cấu kinh tế năm 2003: nông - lâm nghiệp 71.3%; công nghiệp - xây dựng 10,1%; dịch vụ - thương mại 18,6%

- Tổng sản lượng lương thực năm 2003: 20.498 tấn

- Tỷ lệ rừng che phủ năm 2003: trên 70%

Xưa kia, Con Cuông được biết đến với "Núi chẳng cao, nước cũng chẳng sâu; Tranh sơn thuỷ một màu ai khéo vẽ" như câu thơ khắc hoạ của Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan; bởi địa danh Trà Lân sôi sục "trúc chẻ tro bay" của Bình Ngô đại cáo,... Ngày nay, huyện Con Cuông được biết đến với 67.233 ha rừng thuộc Vườn quốc gia Pù Mát, với thác Kèm và 44 loại cây ghi trong "sách đỏ của Việt Nam",... cùng các mô hình kinh tế nông - lâm nghiệp, và các loại hình dịch vụ xe tải, xe khách,... Từ xuất phát điểm thấp, Con Cuông vươn lên mạnh mẽ, một sức sống mới đang tràn khắp núi rừng nơi đây.

Bản đồ Huyện Con Cuông

Huyện Con Cuông nằm ở phía tây nam tỉnh Nghệ An, phía đông nam giáp huyện Anh Sơn, phía đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ, phía tây bắc giáp huyện Tương Dương, phía tây nam có đường biên giới với nước bạn Lào dài 55,5km. Là huyện vùng cao, một trọng điểm kinh tế- xã hội và an ninh - quốc phòng của miền Tây Nam Nghệ An, Con Cuông có lợi thế về vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch, thương mại. Tuy còn nhiều thách thức khi bước vào công cuộc đổi mới, nhưng hơn 10 năm qua, huyện đã nỗ lực phấn đấu để phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn và giành được những thành quả đáng kể.

Vị thế, tiềm năng và thách thức

Huyện lỵ Con Cuông cách thành phố Vinh 130km về phía tây bắc, cách cửa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) 120km, có 27 km quốc lộ 7 chạy qua. Đây là lợi thế không nhỏ để phát triển kinh tế - xã hội. Đồng chí Nguyễn Văn Thông, Bí thư Huyện uỷ Con Cuông, nhấn mạnh: "Thông báo số 5020/VPCP-CN, ngày 23-10-2003 của Văn phòng Chính phủ đã ghi ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc quy hoạch đô thị trung tâm miền núi phía tây Nghệ An và Quyết định số 4158/QĐ -UB CN ngày 30-10-2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc lập quy hoạch xây dựng Con Cuông trở thành thị xã đã một lần nữa khẳng định lợi thế này. Trong tương lai, Con Cuông sẽ là trung tâm kinh tế- xã hội động lực, thúc đẩy phát triển cho cả vùng Tây Nam tỉnh".

Cùng với quốc lộ 7 hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, dòng sông Cả chảy qua dài 30km, chia huyện thành hai vùng rõ rệt. Vùng tả ngạn gồm 5 xã, độ cao trung bình 500m, trong đó cao nhất là đỉnh Pù Su 900m, độ dốc trung bình 20 - 300. Vùng hữu ngạn gồm 7 xã và một thị trấn có địa thế hiểm trở hơn, cao trung bình 1.000m, trong đó cao nhất là đỉnh Pù Luông 1.880m, độ dốc 30 - 350. Vì thế, trong 174,4 nghìn ha đất tự nhiên, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn: gần 121,5 nghìn ha, chiếm 69,64%. Đất chưa sử dụng còn hơn 48 nghìn ha, chiếm 27,62%. Ngược lại, đất nông nghiệp và đất khu dân cư chỉ chiếm 2,04% và 0,7%.

Bên cạnh đó, huyện có nhiều sông suối nhỏ rải rác như Khe Mọi, Khe Choăng, Khe Thơi, sông Giăng,... phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện. Đây là nhân tố làm phong phú thêm nguồn tài nguyên rừng của huyện. Riêng thực vật đã phát hiện 986 loài, trong đó 44 loài được ghi vào "Sách Đỏ Việt Nam". Với độ tán che trên 70%, rừng Con Cuông có gần 12 triệu m3 gỗ, trên 140 triệu cây nứa, mét và nhiều loại gỗ quý như Pơ Mu, Sa Mu, Trầm, Lát hoa, Kiền kiền. Động vật gồm 64 loài có vú, 137 loài chim, 25 loài lưỡng cư, 45 loài cá với nhiều loài được coi là thú quý như: voọc, vượn đen má trắng, hổ, bò tót,... Đặc biệt, Sao La là loài động quý hiếm ở vùng nhiệt đới. Sự phong phú về loại hình rừng, thảm động thực vật cùng với các danh thắng, di tích như: thác Khe Kèm, thác Bổ Bố (Vải trắng),... và nhất là 67 nghìn ha rừng thuộc Vườn quốc gia Pù Mát, hơn 6 nghìn ha thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã tạo cho Con Cuông nhiều tiềm năng du lịch, có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước,...

Ngoài thế mạnh trên, huyện còn có nhiều tài nguyên khoáng sản như đá đen, đá trắng, chì, vàng, sa khoáng,....Đáng chú ý có một số mỏ đá lớn như mỏ đá hoa Lèn 2/9 tại thị trấn Con Cuông với trữ lượng 4,5 triệu m3, mỏ đá hoa Làng Pha, thuộc xã Yên Khê có trữ lượng 170 triệu m3, mỏ đá vôi đen Tân Lập có trữ lượng 1,33 triệu m3,...

Con Cuông cũng là vùng đất có những nét văn hoá riêng, đặc sắc với 4 dân tộc cùng sinh sống gồm người Thái, Đan Lai (Thổ), Kinh và Hoa. Tuy khác nhau về trình độ, cách thức sản xuất, sinh hoạt, nhưng các dân tộc luôn đoàn kết, có truyền thống đấu tranh và ủng hộ cách mạng. Nhờ vậy, an ninh biên giới, trật tự xã hội của huyện được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phát triển.

Ngoài những lợi thế và tiềm năng, huyện Con Cuông cũng gặp khó khăn về giao thông. Mọi giao thương với bên ngoài chủ yếu thông qua quốc lộ 7. Do địa hình phức tạp, độ dốc cao nên việc thi công, nâng cấp và bảo vệ những hạng mục hạ tầng cơ sở còn gặp trở ngại lớn. Là huyện vùng cao, Con Cuông có 11/13 xã, thị trấn đang hưởng trợ cấp từ Chương trình 135. Điều đó cho thấy những thách thức to lớn mà huyện phải vượt qua trong phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

Những đổi thay đáng ghi nhận

Ông Vi Xuân Giáp - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện - khẳng định: "Không có đột phá lớn, nhưng hơn 10 năm qua (1990 - 2003), kinh tế - xã hội Con Cuông có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện được tính phát triển bền vững trên tất cả các mặt, từ bảo vệ rừng, an ninh lương thực, trật tự xã hội,... đến nâng cao đời sống nhân dân".

Cũng theo ông Vi Xuân Giáp, bằng việc khai thác rừng hợp lý và hiệu quả, huyện đã tạo được bước chuyển từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang "lâm nghiệp xã hội", kết hợp tốt giữa khai thác với khoanh nuôi, tái sinh trồng rừng. Nhờ vậy, các hiện tượng khai thác gỗ trái phép đã chấm dứt. Việc săn bắn thú rừng cũng hạn chế. Rừng không bị chặt phá và được đưa vào bảo vệ trên 120 nghìn ha, nâng độ che phủ lên trên 70% vào năm 2003. Riêng cây mét có 4.500 ha, trong đó 3.500 ha đang được khai thác, đạt 3 triệu cây/năm. Đây là nguồn thu lớn của nhiều thôn bản. Ngoài cây mét, bà con đã triển khai trồng nhiều loại cây lâm nghiệp khác như: bồ đề, keo tràm, vạng, giàng giàng, trám,... đạt gần 1 nghìn ha/năm, đưa diện tích rừng trồng lên đến hàng chục nghìn ha.

Cùng với nghề rừng, nghề nông cũng có chuyển biến rõ nét. Khai thác quỹ đất chưa sử dụng còn khá lớn, nhân dân tích cực khai hoang, phục hoá nâng diện tích đất nông nghiệp từ 2.900 ha (năm 1995) lên 4.010 ha (năm 2003), tăng gần 40%. Nhiều giống lúa, ngô lạc,... lai được đưa vào sản xuất đã giúp tăng năng suất trung bình 19 - 20 tạ/ha (năm 2000) lên 48-50tạ/ha/vụ (năm 2003), bình quân lương thực đạt 300 kg/người/năm. Sản lượng lương thực năm 2003 đạt 20,5 nghìn tấn, tăng gần gấp đôi năm 2000, bước đầu đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Diện tích và sản lượng cây công nghiệp, cây ăn quả ngày càng mở rộng. Năm 2003, cây lạc có 1.000 ha, đạt 1.500 tấn; đậu xanh và vừng gần 1.000 ha, đạt 6.000 tấn; diện tích mía trên 350 ha, đạt 17 nghìn tấn, cam gần 200 ha, đạt gần 20.000 tấn quả,... Chăn nuôi tuy không tăng nhanh về số lượng (2 - 2,5%/năm), nhưng chất lượng và quy mô các đàn gia súc, gia cầm được nâng cao nhờ những thay đổi trong phương thức chăm sóc. Năm 2003, tổng đàn gia súc trên toàn huyện có trên 60 nghìn con, trong đó đàn trâu có 15.042 con, đàn bò 13.040 con, lợn 22.388 con,...

So với ngành nông - lâm nghiệp, tỷ lệ của ngành thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế huyện không cao (chiếm 18,6% trong năm 2003), nhưng lại là ngành có bứt phá lớn. Giá trị sản xuất tăng từ 5,9 tỷ đồng (năm 1995) lên 75,4 tỷ đồng (năm 2003). Có được kết quả này là nhờ mạng lưới chợ phát triển khá mạnh. Ngoài các khu chợ nhỏ lẻ, huyện đã hình thành một số trung tâm thương mại, dịch vụ đầu mối với hàng trăm hộ kinh doanh các mặt hàng khác nhau như chợ ở thị trấn, chợ ở các xã Môn Sơn, Châu Khê, Mậu Đức, cung cấp hàng hoá cho cả trong và ngoài huyện. Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ xe tải, xe khách theo chiều tuyến từ thành phố Vinh lên Tương Dương, Mường Xén hay Con Cuông đi thành phố Hồ Chí Minh,... đã góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho một bộ phận người dân và mang lại giá trị kinh tế đáng kể cho huyện.

Sự chuyển biến về kinh tế làm thay đổi căn bản đời sống nhân dân. Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm,... đang từng ngày cải thiện. Nhờ nằm trong vùng quy hoạch Khu du lịch Vườn quốc gia Pù Mát nên mạng lưới giao thông huyện nhanh chóng được nâng cấp. Tổng vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện giai đoạn 1991 - 2000 trị giá gần 70 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2003, toàn huyện có 253km đường các loại, trong đó có trên 20km trải nhựa, bê tông. Mỗi xã đều có trường mầm non, trung học cơ sở, nâng tổng số lên 57 trường. Chất lượng giáo dục được cải thiện với tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt trung bình trên 90%. Đến năm 2003, toàn huyện có hơn 60% gia đình văn hoá, 111 bản Hương ước tiến bộ. Các phong trào như toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, đấu tranh chống tệ nạn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.

Những giải pháp quan trọng cho tương lai

Với cách nhìn nhận và phát triển các vấn đề mang tính thực tiễn, đồng chí Nguyễn Văn Thông cho biết: "Trong những năm tới, huyện sẽ thực hiện đa dạng trong hướng đi, từ nông - lâm nghiệp, công nghiệp đến thương mại, du lịch. Nhưng kinh tế nông - lâm nghiệp và địa bàn nông thôn vẫn được chú trọng nhất nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, tạo đà cho ngành nghề khác phát triển". Nghị quyết chuyên đề Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII (năm 2000) đã khẳng định huyện sẽ hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn. Trọng điểm là các vùng nguyên liệu mía, chè, mét,... phục vụ cho các nhà máy chế biến, các cơ sở công nghiệp đóng trên địa bàn. Bên cạnh đó, các vùng chuyên canh như vừng, lạc, lúa nước,... và các vùng cây ăn quả tập trung cũng được hình thành để đáp ứng nhu cầu tại chỗ và cung ứng một lượng hàng hoá lớn khi thị trường cần; từng bước phát triển công nghiệp chế biến nông sản tại chỗ và công nghiệp khai khoáng nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách; tạo mọi điều kiện để thương mại, du lịch phát triển. Một thị xã có vai trò động lực được gắn với Vườn quốc gia Pù Mát sẽ là hai tâm điểm cho hướng phát triển này, đưa kinh tế - xã hội Con Cuông nhanh chóng đi lên.

Tuy vậy, để thực thi những định hướng trên, huyện sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, lực cản phát triển. Loại trừ nhân tố khách quan về xuất phát điểm, địa hình, địa chất, khí hậu,... theo đồng chí Nguyễn Văn Thông, việc đầu tiên Con Cuông cần tập trung giải quyết là nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy kinh tế của đại bộ phận nông dân; xoá bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại nhằm khơi dậy nội lực để bà con xác định công tác xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu thực sự là dành cho chính bản thân họ. Bên cạnh đó, vấn đề củng cố chất lượng cán bộ, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước ở cấp thôn, xã cũng đặc biệt quan trọng. Lâu nay, vai trò của đội ngũ này còn hạn chế do việc quy hoạch - đào tạo - sử dụng chưa đi vào nền nếp. Với quyết tâm cao độ, trong những năm gần đây, huyện đã "mạnh tay" xử lý, kiên quyết thay thế những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công tác. Đây sẽ là giải pháp quan trọng giúp Con Cuông tiến nhanh trong những năm tới.

Mặc dù chưa thật sự to lớn, nhưng những thành quả đạt được là tiền đề vô cùng cần thiết để huyện Con Cuông vững tiến trong những năm tới. Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và tỉnh Nghệ An, đặc biệt là quyết tâm và nỗ lực vươn lên không ngừng, Con Cuông sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, xứng đáng là trung tâm kinh tế - xã hội của các huyện Tây Nam tỉnh Nghệ An trong tương lai.


Năm giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010

1) Bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các xã, quy hoạch thị trấn mới và quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và thủy lợi. 2) Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào các lĩnh vực khuyến nông, khuyến lâm nhằm tăng năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi; phát triển các vùng chè, mía, cam, măng xuất khẩu, tre, mét,...

3) Mở rộng thị trường và phát triển kinh tế nhiều thành phần với nhiều biện pháp linh hoạt trong liên doanh, liên kết; phát triển nguồn nhân lực bằng cách tập trung đào tạo và đào tạo lại; hoàn thiện giáo dục các cấp, bậc học; có chính sách thu hút nhân tài,...

4) Huy động các nguồn vốn trong dân, vốn đầu tư từ ngân sách và các tổ chức quốc tế, các đối tác liên doanh,... với phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm; Nhà nước hỗ trợ, nhân dân thực hiện.

5) Thực hiện đồng bộ các chính sách về giải quyết việc làm, đào tạo nghề, chính sách đối với các dân tộc thiểu số và đồng bào miền núi; nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình quốc gia về dân số và kế hoạch hoá gia đình,...

Một số mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010

- Tăng trưởng GDP bình quân: 12 - 13%/năm.

- Cơ cấu kinh tế: nông - lâm nghiệp 56,4%; công nghiệp - xây dựng 19,0%; dịch vụ - thương mại 24,6%.

- Sản lượng lương thực: 22 nghìn tấn.

- Thu ngân sách địa phương: trên 5 tỷ đồng.

- Thu nhập bình quân đầu người: 4,8 triệu/năm.

- Hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1,25%.

- Hạ tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 20%.


Theo các nhà khảo cổ học, sau khi nghiên cứu 1.096 mảnh tước và một số vỏ ốc thu được ở xã Yên Khê cho thấy, con người đã có mặt ở Con Cuông hơn 1 vạn năm trước. Đến thời Bắc thuộc, vùng đất này thuộc quận Nhật Nam. Năm 1041, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai thứ tám của Lý Thái Tổ được cử là Tri châu Nghệ An. Ông đã bỏ ra nhiều tâm huyết và công sức để khai phá đất hoang, mở rộng bờ cõi quốc gia Đại Việt. Sau 16 năm bám trụ trên mảnh đất này, Lý Nhật Quang mở thêm 5 châu, 22 trại, 56 sách, trong đó có đất Cự Đồn là Con Cuông ngày nay.

Theo Đại Việt Sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên, thế kỷ XIII, Con Cuông có tên là Nam Nhung, Kiềm Châu, sau đó đổi là Mật Châu. Năm 1406, nhà Minh xâm chiếm và đổi nước ta thành quận Giao Chỉ và cũng đổi Mật Châu thành Trà Long rồi Trà Thanh. Nhà Lê gọi là phủ Trà Lân. Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo đã nhắc đến địa danh này: "Miền Trà Lân trúc chẻ cho bay". Năm Minh Mạng thứ 2 (năm 1822), nhà Nguyễn đổi tên phủ Trà Lân thành phủ Tương Dương gồm 4 huyện Tương Dương, Vĩnh Hoà, Hội Nguyên và Kỳ Sơn. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Tương Dương được đổi thành Con Cuông, với 6 xã. Sau nhiều lần sáp nhập chia tách, đến nay có 12 xã và 1 thị trấn.

Dân gian có cách giải thích về tên gọi Con Cuông khá thú vị. Xưa kia, khúc sông Cả (sông Lam) chảy qua nơi này dần tụ thành một khu đất. Chiều chiều, đàn công ở các làng, bản thường tụ tập về nhảy múa. Vì vậy, người dân gọi vùng đất này là Con Công. Lâu ngày, tên gọi bị biến âm thành Con Cuông.

Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
Doanh nghiệp cùng Địa phương
Công ty TNHH Đo đạc & Kim Khí Nghệ An
Thi công mái xếp mái che di động
Showroom vật liệu xây dựng Thái Huỳnh
Công ty CP Xây dựng Mỹ thuật & Thương mại Thắng Lợi Lộc
Công ty Bất động sản Tân Long Nghệ An
Công ty CP Hosung
Họ Vương Việt Nam
Cửa hàng Thực phẩm sạch Nghệ An
TÌM KIẾM DOANH NGHIỆP
 
 
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Hôm nay: 2,757 | Tất cả: 72,394,576
 
 
Nghệ An
Hà Tĩnh
Thanh Hóa
Quảng Bình
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đà Nẵng
Vĩnh Phúc
An Giang
BR. Vũng Tàu
Bắc Cạn
Bắc Giang
Bạc Liêu
Bắc Ninh
Bến Tre
Bình Định
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau
Cao Bằng
Đăk Lăk
Điện Biên
Đồng Nai
Đồng Tháp
Gia Lai
Hà Giang
Hà Nam
Yên Bái
Ninh Thuận
Hải Dương
Hải Phòng
Hậu Giang
Hòa Bình
Hưng Yên
Khánh Hòa
Kiên Giang
Kon Tum
Lai Châu
Lâm Đồng
Lạng Sơn
Lào Cai
Long An
Nam Định
Ninh Bình
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Quảng Ninh
Quảng Trị
Sóc Trăng
Sơn La
Tây Ninh
Thái Bình
Thái Nguyên
Thừa Thiên Huế
Tiền Giang
Cần Thơ
Đăk Nông
Trà Vinh
Tuyên Quang
Vĩnh Long
Toàn quốc
   
Facebook chat